Phát triển bền vững
Hành động để phát triển bền vững tại Unilever Việt Nam
Nhiều chương trình phát triển bền vững đã được Unilever Việt Nam thực hiện, cho thấy cam kết xã hội cũng như góp phần hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.
Chiến dịch “World’s To-Do List”
Một nhóm các công ty và thương hiệu lớn nhất thế giới mới đây đã khởi động một chiến dịch nâng cao nhận thức ở quy mô toàn cầu, nhằm thể hiện sự ủng hộ và các hành động hướng tới hoàn thành 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.
Chiến dịch được phát triển với Karmarama, thuộc Accenture Interactive, được dẫn đầu bởi một nhóm các công ty, được biết đến là những biệt đội kinh doanh vì mục tiêu toàn cầu, bao gồm Unilever, Arm, Avanti, Commvault, Diageo, DPDgroup, Google.org, Mars, NTT, Reckitt, Salesforce, SAP và Wood.
Các công ty này đại diện cho hơn 700.000 nhân viên và có hơn 100 triệu lượt tiếp cận trên mạng xã hội. Mỗi công ty đều dẫn đầu một trong 17 mục tiêu toàn cầu, và đang tích cực hành động để nâng cao nhận thức và thực hiện các hành động trong doanh nghiệp nhằm giúp đạt được các mục tiêu này.
Tham gia vào chiến dịch “World’s To-Do List”, các công ty này sẽ chia sẻ những hành động mà họ đang thực hiện để góp phần đạt được các mục tiêu toàn cầu. Đồng thời, nêu rõ những hoạt động thuộc “World’s To-Do List” mà mỗi công ty sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.
Ví dụ, Unilever cam kết đảm bảo tất cả những người trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công ty đều có được mức thu nhập đủ sống vào năm 2030, nhằm hoàn thành mục tiêu số 10 – giảm thiểu sự bất bình đẳng.
Trong khi đó, Google.org gần đây đã khởi động thử thách tác động đối với phụ nữ và trẻ em gái với quỹ 25 triệu USD nhằm tạo ra các con đường phát triển cho phụ nữ và trẻ em gái, phù hợp với mục tiêu số 5 – bình đẳng giới.
Thực hiện mục tiêu toàn cầu tại Unilever Việt Nam
Unilever Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án phát triển bền vững trong suốt 25 năm qua. Điều này không chỉ thể hiện cam kết xã hội “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến” đến hàng triệu người dân Việt Nam, mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Cụ thể, với mục tiêu số 3 – cuộc sống khỏe mạnh, Unilever Việt Nam đã tiên phong đồng hành cùng các cơ quan Chính phủ, thực hiện chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” từ năm 2020 đến nay, hướng đến sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh.
Một chiến dịch truyền thông toàn diện phối hợp cùng Bộ Y tế với tên gọi “Vũ điệu 5K” đã được thực hiện nhằm tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh cá nhân và các phương pháp phòng chống Covid-19 trên nhiều kênh truyền thông của Chính phủ và đại chúng.
Bên cạnh đó, chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” 2020 – 2021 còn mang đến những hỗ trợ tức thì cho cộng đồng thông qua 2,5 triệu sản phẩm từ các nhãn hàng (Lifebuoy, Omo, Vim, Cif, Sunlight, Clear, Knorr, PS, Pond’s), hỗ trợ trực tiếp 2,6 triệu người.
Với mục tiêu số 5 – bình đẳng giới, Unilever Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ thông qua các hoạt động vì cộng đồng và quan hệ đối tác, giúp phụ nữ Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống và vị thế trong xã hội, với sự đồng hành của Sunlight và Knorr.
Mới đây, trong nửa đầu năm 2021, chiến dịch trao quyền cho phụ nữ của Unilever Việt Nam đã tiếp cận 8 triệu người, hơn 30.000 phụ nữ tham gia huấn luyện online “Phụ nữ tự tin làm kinh tế” và 60 phụ nữ tại nông thôn được tạo điều kiện khởi nghiệp.
Với mục tiêu số 7 – năng lượng sạch và bền vững, Unilever Việt Nam đặt ra mục tiêu giảm một nửa tác động đến môi trường trong giai đoạn 2021-2025 và sử dụng nguồn cung ứng bền vững.
Công ty hướng đến tái chế và tái sử dụng các loại rác thải từ nhà máy, đảm bảo 100% rác thải nhựa, giấy, gỗ phát sinh từ hoạt động sản xuất được thu gom và tái chế, từ đó tạo ra các sản phẩm tuần hoàn phục vụ cho các hoạt động của Unilever Việt Nam và các ngành công nghiệp khác.

Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam cũng chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, đảm bảo cam kết sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất bằng việc thay thế bằng các nguồn nhiên liệu sinh khối, sử dụng 30% điện từ năng lượng mặt trời, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu phát thải CO2 tạo hiệu ứng nhà kính ra ngoài môi trường.
Hiện nay, các nhà máy của Unilever Việt Nam tại Củ Chi và Bắc Ninh sử dụng 100% năng lượng tái tạo, đạt chỉ tiêu carbon trung tính. Bên cạnh đó, cũng cắt giảm 43% nước tiêu thụ trong sản xuất.
Ở mục tiêu số 12 – tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, Unilever Việt Nam cam kết đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy; và cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất nhờ vào giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường sử dụng nhựa tái chế.
Unilever Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong trong kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa với bốn trụ cột chính.
Doanh nghiệp thiếu gì cho chiến lược kinh tế tuần hoàn?
H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam
Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền
Giảm phát thải vừa là giải pháp bảo vệ môi trường, vừa là “kênh” kiếm tiền mới cho người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?
Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.
Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu
Lao động ngoài trời, yếu tố giúp thành phố vận hành trơn tru, phải chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu nhưng lại bị bỏ qua trong lưới an sinh xã hội.
Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới
Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Phú Mỹ bắt tay Tập đoàn Stavian mở rộng đầu tư hóa chất
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận hợp tác mangg tính chiến lược với Công ty CP Tập đoàn Stavian.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?
Phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường giúp Việt Nam tăng trưởng hai con số.
5 xu hướng trải nghiệm nhân viên 2025
Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và khó lường.
Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.
Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay
Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á
Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.