Leader talk

Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân

Đặng Hoa Thứ tư, 02/02/2022 - 10:06

Dù chịu nhiều sức ép nhưng bà Phạm Chi Lan quyết nhận phần khó về mình và tự chịu trách nhiệm khi nói thẳng và mạnh những bất cập đang gây khó cho doanh nghiệp tư nhân.

Trong ngôi nhà ở một khu đô thị hiện đại thuộc quận Tây Hồ có một căn phòng nhỏ ấm cúng được trang trí với những vật dụng bằng gỗ khá cũ được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nổi bật ở vị trí trung tâm là chiếc máy tính vẫn đang được bật sáng dù chủ nhân của nó đã về hưu nhiều năm.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan với thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai ở tuổi 78 nhấp chén trà, từ tốn: “Chắc là lúc nào còn làm được thì làm thôi, không làm việc thì chẳng khác nào một cơ thể chết. Tôi làm việc để cảm nhận mình vẫn là một thành viên của cộng đồng, đất nước, dân tộc”.

Hành trình kiên tâm
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi sức khỏe bà Phạm Chi Lan tại Đại hội toàn quốc của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thông tin Chính phủ

Chuyến Nam tiến đầu tiên và những sự vỡ lẽ

Kinh tế tư nhân là một trong những chủ đề mà bà Lan tâm huyết nhất bởi lẽ sự nghiệp của bà đã đi cùng những chặng đường hình thành và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1966, bà về công tác ở Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) với nhiệm vụ làm cầu nối phát triển quan hệ với các thị trường tư bản chủ nghĩa. Đó cũng là thời điểm bà có được sự vỡ lẽ mang tính bước ngoặt: hầu hết quốc gia trên thế giới đều theo cơ chế kinh tế thị trường, trong đó, khu vực tư nhân mang tính quyết định.

Ở thời điểm đó, miền Bắc Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, vắng bóng vai trò của tư nhân. Mọi hoạt động kinh tế đều do Nhà nước giao kế hoạch, không mang tính chất thị trường.

Hầu hết doanh nghiệp của các quốc gia tư bản thời đó không dám làm ăn với miền Bắc Việt Nam vốn đang bị Mỹ phong tỏa. Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Nhật, Anh…đứng tên công ty bé, qua ngả Hong Kong để làm ăn với Việt Nam ở quy mô nhỏ hẹp.

Dù vậy, đó cũng là cơ hội để bà Lan được hiểu về cách vận hành của họ và vai trò thực tế to lớn của khu vực tư nhân trong bối cảnh tài liệu nghiên cứu còn rất hiếm. Người nước ngoài vào thấy ta thiếu thốn ngỏ ý hỗ trợ, bà chỉ xin sách báo cho cơ quan. Mỗi lần nhận được tờ tạp chí Forum của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) hay FEER (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông), bà sung sướng vô cùng vì đọc được biết bao cái mới, trong đó có thông tin về kinh tế, ngoại thương của miền Nam Việt Nam là nơi bà chưa đặt chân đến. Bà đã sửng sốt trước những dòng chữ nói về sự phát triển của khu vực tư nhân ở miền Nam lúc bấy giờ.

Còn các đơn vị ở miền Bắc được bà kết nối đa phần là tổng công ty xuất nhập khẩu. Sản phẩm xuất khẩu hầu hết do các xí nghiệp làm, trong đó có các cơ sở nhỏ của tiểu thương, tiểu chủ sản xuất.

Hành trình kiên tâm 1
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

“Nó nuôi cho mình ý thức về sức sống của tư nhân. Dù bị o ép hay vào các hợp tác xã thì họ vẫn có tinh thần, ý chí kinh doanh khi có điều kiện”, nguyên Phó chủ tịch VCCI chia sẻ.

Sự bất ngờ này dường như được được nhân lên trong chuyến Nam tiến lần đầu của bà năm 1976 để hỗ trợ các đoàn doanh nhân nước ngoài khảo sát thị trường và bàn cơ hội làm ăn.

Ngỡ ngàng trước độ mở và sức sống mãnh liệt của mảnh đất này, bà nghĩ, nếu biết khai thác và tận dụng sức mạnh của kinh tế tư nhân với kinh nghiệm và năng lực lớn, tương lai đất nước sẽ rất tươi sáng. Bà cũng hiểu rằng, các doanh nghiệp trong nước phải có một sự giao thoa và bổ sung cho nhau để góp phần đưa nền kinh tế bước ra khỏi di sản quá nặng nề của chiến tranh cũng như cơ chế bao cấp.

Đó cũng là lý do bà không ngừng khuyến khích các lãnh đạo doanh nghiệp ở miền Bắc vào Nam để học hỏi cách thức quản trị, kinh doanh, tìm thêm nguồn cung nguyên liệu và sản phẩm, để không còn xảy ra câu chuyện doanh nghiệp có năm thiếu sản phẩm để bán, có năm lại phải dùng sản phẩm tồn kho là săm, lốp xe đạp, gạch ngói thưởng Tết cho nhân viên trong khi họ chẳng hề có phương tiện di chuyển hay nhà để sửa.

Nhiều người Bắc vốn là tiểu thương, tiểu chủ có cơ hội đều nhảy lên các chuyến tàu vào Nam và hứng khởi trở về với những lô hàng, mở ra dòng lưu thông cho hàng hoá nội địa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Quan trọng hơn, những chuyến đi ấy đã khơi dậy ý thức về thị trường và kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước. Sự bài xích, khắt khe với tầng lớp tư nhân dần dần giảm bớt.

Được tiếp động lực từ những người lãnh đạo dũng cảm và tân tiến

Năm 1986 bắt đầu công cuộc đổi mới, xác định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích các tiểu thương, tiểu chủ hoạt động. Những năm đầu Đổi Mới vô cùng gian nan nhưng cũng là bước ngoặt về chuyển đổi tư duy với quyết định táo bạo của cố Tổng bí thư Trường Chinh trong việc xác lập đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ VI.

Theo mô tả của nhiều người, cố Tổng bí thư Trường Chinh vốn là một người kiên định với định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đã nhận ra và dũng cảm chấp nhận nền kinh tế thị trường để thay đổi khi đất nước lâm vào khủng hoảng.

Năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời, chính thức thừa nhận doanh nghiệp tư nhân. Dù vậy, hai luật này còn gò bó doanh nghiệp làm gì cũng phải xin phép và thủ tục rườm rà, tốn kém.

Đến thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1992-1997), với một tư duy rất mở về kinh tế thị trường và chịu khó lắng nghe cuộc sống, ông lắng nghe tư vấn đã quyết tâm thay đổi và tạo được nền móng cho sự ra đời của các chính sách quan trọng về sau.

Trong cuộc gặp lần đầu tiên của cố Thủ tướng với các doanh nghiệp miền Nam, bà Lan lúc đó là Phó tổng thư ký VCCI đã trình bày về thực trạng của doanh nghiệp tư nhân. Bà đã nói rất mạnh và rất thẳng về những bất ổn và tính kìm hãm của các chính sách đối với doanh nghiệp.

Sau đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gọi bà vào tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ. Ông muốn bà tiếp tục làm ở VCCI để kết nối Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Những người lãnh đạo như vậy đã tiếp thêm cho bà Lan rất nhiều động lực để tiếp tục dấn thân vì doanh nghiệp, doanh nhân và sự phát triển của đất nước.

Để chuẩn bị cho Luật Doanh nghiệp mới, năm 1997 Chính phủ của cố Thủ tướng Phan Văn Khải mời VCCI tham gia ban chỉ đạo và tổ soạn thảo luật. Trong đó, bà Lan được cử tham gia ban chỉ đạo, ông Trần Hữu Huỳnh là trưởng ban pháp chế VCCI lúc bấy giờ tham gia tổ soạn thảo, cùng làm việc với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương do ông Lê Đăng Doanh là viện trưởng kiêm phó ban chỉ đạo, ông Nguyễn Đình Cung là tổ trưởng tổ soạn thảo luật. Họ đã cùng nhau tổ chức một loạt hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp ở cả ba miền.

Việc tiếp xúc và lắng nghe các doanh nghiệp, với bà Lan, như một phần tất yếu của công việc và cuộc sống, thấy cái khó thì phải tìm cách tháo gỡ để giúp doanh nghiệp được “quẫy”. Trong khi đó, bà kể lại, nhiều người khác trong tổ soạn thảo hoặc các cơ quan khác rất sung sướng khi được nghe doanh nghiệp chia sẻ vì đó là lần đầu họ được nghe những câu chuyện thực tế. Thậm chí, họ còn được các doanh nghiệp góp ý đến từng thuật ngữ trong luật sao cho phù hợp, chính xác và sát sườn.

Với những thiệt thòi và o ép, nếu không có sự kiên tâm và sức sống nội tại mãnh liệt thì họ sẽ không chịu nổi. Nguyên lý cá lớn nuốt cá bé trên thị trường vẫn rất mạnh mẽ nhưng cũng chẳng thể khiến họ bị triệt tiêu”.

Bà Phạm Chi Lan

Tháng 5/1999, 13 năm sau Đổi Mới, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua đã trao lại cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh, thủ tục thuận lợi, giảm chi phí... Luật này nổi bật với câu tuyên ngôn “doanh nghiệp được kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì mà luật pháp không cấm”, sau này được sửa nhiều lần để phù hợp hơn với yêu cầu hoạt động kinh doanh khi nền kinh tế phát triển và hội nhập.

Chứng kiến sức sống mãnh liệt của những “cây cỏ dại”

Bức tranh về khu vực tư nhân rõ ràng biến đổi rất nhiều qua thời gian. Từ không có gì, từ đối tượng bị cải tạo đến những lời văn đẹp nhất trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khi khẳng định khu vực tư nhân là “một động lực quan trọng” của nền kinh tế.

Dù vậy, với bà, người dành cả cuộc đời để góp sức xây dựng và cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, góp ý vào các văn bản pháp lý của nhà nước, thì tư nhân cần được khẳng định tuyệt đối là “động lực quan trọng”. Nhưng các nghị quyết của Đảng vẫn khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt, và trên thực tế khu vực FDI vẫn được trọng vọng hơn nhiều so với kinh tế tư nhân trong nước.

Bà cho rằng sự bất bình đẳng dù đã giảm nhưng vẫn còn cho đến tận hôm nay. Nhiều doanh nghiệp tư nhân thậm chí đã tự mô tả mình là “phải nhặt nhạnh những mảnh vụn của chiếc bánh thị trường còn sót lại” trong khi họ chiếm tỷ trọng hơn 90% và đóng góp rất lớn về công ăn việc làm cho người dân.

Bất chấp tất cả, dù bị phân biệt đối xử, dù ít được tạo thuận lợi và thậm chí từng bị kìm hãm về nhiều mặt nhưng khu vực tư nhân trong nước vẫn ngày một trưởng thành và lớn mạnh.

Nói đến các doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam, giờ đây người ta sẽ nghĩ ngay đến Vingroup, Hòa Phát, Vietjet, Thaco… là những tập đoàn tư nhân được hình thành và cạnh tranh trên thị trường khốc liệt để tồn tại và lớn mạnh, thậm chí vươn ra quốc tế. Và trong thế giới các sản phẩm công nghệ, Việt Nam đã có FPT, CMC, Thế giới Di động, Vinagame…

Còn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới khoảng 98% trong khu vực tư nhân, bà Lan liên tưởng đến hình ảnh những cây cỏ dại không được ai chăm bẵm mà phải trải qua mưa lũ rồi hạn hán, có lúc tưởng chừng lụi tàn nhưng vẫn tái sinh và tiếp tục vươn mình. Có những doanh chủ phải đau lòng đóng cửa doanh nghiệp nhưng với tinh thần kinh doanh luôn sục sôi, họ lại dấn thân vào một lĩnh vực kinh doanh khác.

“Với những thiệt thòi và o ép, nếu không có sự kiên tâm và sức sống nội tại mãnh liệt thì họ sẽ không chịu nổi. Nguyên lý cá lớn nuốt cá bé trên thị trường vẫn rất mạnh mẽ nhưng cũng chẳng thể khiến họ bị triệt tiêu”, bà Lan nói.

Hành trình kiên tâm 3
Bà Phạm Chi Lan thừa nhận, áp lực là rất lớn bởi mọi đấu tranh để đổi mới và cải cách luôn phải qua một quá trình vật lộn.

Cùng doanh nghiệp trên hành trình kiên tâm

Từng được báo giới mô tả là “người đàn bà không sợ những điều gay cấn”, với bà Lan, chỉ cần có lợi cho người dân, doanh nghiệp và đất nước thì điều gì cần làm bà sẽ làm, điều gì cần nói bà sẽ nói. Bà lên tiếng cho cộng đồng doanh nghiệp bởi lẽ đằng sau doanh nghiệp là hàng triệu người lao động cần công ăn việc làm, hàng chục triệu người dân cần doanh nghiệp phát triển để đáp ứng nhu cầu có cuộc sống tốt hơn.

Bà thừa nhận, việc lên tiếng cho khu vực tư nhân từ những giai đoạn rất sớm là một sự liều lĩnh. Ngay trong cơ quan của bà cũng có người không đồng tình, có người biết nhưng không dám nói do ngần ngại hoặc chưa đủ niềm tin.

Nhưng dường như thừa hưởng cái gen, lối sống và cách thức làm việc chính trực, quyết liệt từ người cha là cụ Phạm Trinh Cán, nguyên Cục trưởng Cục Quân pháp (Bộ Quốc Phòng), sau làm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục, bà Lan quyết nhận phần khó về mình và tự chịu trách nhiệm khi nói thẳng và mạnh những bất cập đang gây khó cho doanh nghiệp. Cùng với ảnh hưởng của người mẹ làm việc ở thư viện, dạy con bằng những cuốn sách đầy tính nhân văn, bà luôn tâm nguyện bênh vực cho những người yếu thế trong xã hội.

Bà thừa nhận, áp lực là rất lớn bởi mọi đấu tranh để đổi mới và cải cách luôn phải qua một quá trình vật lộn. Ngay cả các nước đã có cơ chế kinh tế thị trường cũng phải đấu tranh nội bộ để thay đổi. Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nếu muốn thị trường hơn thì chắc chắn còn phải đấu tranh nhiều.

Hỏi bà có bao giờ thấy cô đơn trên hành trình đó hay không, bà khẳng định “chưa bao giờ”, bởi đằng sau bà luôn có chỗ dựa vững chắc nhất là các doanh nghiệp. Khó khăn muôn phần nhưng họ không thể tự nói hết cho chính mình. Họ cần các tổ chức đại diện và trong tổ chức đó cần những con người dám lên tiếng để rồi ý kiến được tiếp thu và đưa vào chính sách.

Chắc là lúc nào còn làm được thì làm thôi, không làm việc thì chẳng khác nào một cơ thể chết. Tôi làm việc để cảm nhận mình vẫn là một thành viên của cộng đồng, đất nước, dân tộc”.

Bà Phạm Chi Lan

Nhiều khi bà rất cảm động vì có những người đến gõ cửa phòng bảo “chỉ gặp chị mấy phút kể chuyện này vì tức quá mà không biết kể cho ai”, hay “tôi bảy năm đi bộ đội Trường Sơn chiến tranh ác liệt cũng không khổ bằng làm doanh nghiệp”, bà Lan xúc động kể lại.

Chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp sau một hành trình dài kiên tâm với tài năng và bản lĩnh để vượt qua sóng gió là niềm vui, phần thưởng lớn nhất đối với bà.

Nhớ lại cuộc triển lãm hàng Việt Nam Chất lượng Cao được tổ chức lần đầu ở Hà Nội dưới thời cố Thủ tướng Phan Văn Khải, bà Lan vẫn còn nhớ như in hình ảnh một Đặng Lê Nguyên Vũ mới khởi nghiệp còn “lơ ngơ” trong một gian hàng khá khiêm tốn khi bà tháp tùng cố Thủ tướng ghé thăm, uống thử cà phê Trung Nguyên.

Sau khi thăm một lượt các gian hàng, cố Thủ tướng quay trở về căn phòng tiếp khách nhỏ đơn sơ để gặp gỡ một số doanh nghiệp, chủ yếu từ miền Nam ra, trong đó có Vũ, có ông chủ Gạch Đồng Tâm Võ Quốc Thắng, ông chủ Bánh Kinh Đô Trần Lệ Nguyên, nhà sáng lập Bút bi Thiên Long Cổ Gia Thọ, nhà sáng lập Giấy Vĩnh Tiến Lâm An Dậu… Đó là một cuộc gặp đầm ấm, các chủ doanh nghiệp chia sẻ nhiều vất vả ban đầu nhưng đầy quyết tâm cố gắng vươn lên.

Ngồi quan sát họ, bà Lan thầm nghĩ “đây chính là tương lai của Việt Nam” mặc dù lúc đó chẳng thể đoán định đến bao giờ họ có thể thành doanh nghiệp lớn và rồi vươn ra thị trường toàn cầu. Mấy chục năm qua, mỗi người đều bươn trải một quá trình rất gian nan, đối mặt với biết bao thách thức trên thương trường nhưng đều rất kiên trì trên con đường kinh doanh và đồng thời hướng về mục tiêu góp phần phát triển đất nước. Và đến nay, hầu hết đều là những doanh nghiệp có tên tuổi, bà thấy thật trân quý.

Ở miền Bắc, bà Lan cũng chứng kiến sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân từ những giai đoạn đầu tiên, trong đó có công ty điện tử SEL, Giày Đỉnh Vàng, thiết bị điện Lioa, Alphanam… Nhiều doanh nghiệp quốc doanh sau khi cổ phần hoá đã không ngừng lớn mạnh như Vinamilk, FPT, May 10, Traphaco, Rạng Đông...

Hình dung về một bức tranh tương phản giữa Việt Nam xưa và nay, sau 35 năm Đổi Mới, vị chuyên gia kinh tế cảm thấy mừng vì sự phát triển của Việt Nam mà sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân nhờ tính kiên tâm, kiên cường chính là lời lý giải. Với bà, những thành tựu đã đạt được sau chừng ấy năm là rất lớn nhưng vẫn còn một hành trình dài phải tiếp tục “chiến đấu” để doanh nghiệp tư nhân thực sự là động lực của nền kinh tế Việt Nam.

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Leader talk -  3 năm
Các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam đầu tư làm điện tuy có lợi về kinh tế nhưng cần cẩn trọng về nhiều mặt để đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng của nước nhà.
Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Leader talk -  3 năm
Các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam đầu tư làm điện tuy có lợi về kinh tế nhưng cần cẩn trọng về nhiều mặt để đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng của nước nhà.
Thời cơ để khơi dậy sức mạnh mãnh liệt của doanh nghiệp tư nhân

Thời cơ để khơi dậy sức mạnh mãnh liệt của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  2 năm

Việt Nam đang nhìn vào doanh nghiệp tư nhân trong đợt khủng hoảng lần này với một vai trò rất mới, như một nguồn lực, một thế lực quan trọng giúp cho nền kinh tế không chỉ phục hồi mà còn trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ sau dịch.

Cửa nào cho tư nhân đầu tư, vận hành lưới truyền tải điện?

Cửa nào cho tư nhân đầu tư, vận hành lưới truyền tải điện?

Tiêu điểm -  2 năm

Việc cho tư nhân tham gia đầu tư, vận hành lưới truyền tải điện cần có tính toán kỹ lưỡng để vừa có hiệu quả, vừa đảm bảo tính ổn định và an ninh năng lượng.

Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân trong giảm thiểu rác thải nhựa

Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân trong giảm thiểu rác thải nhựa

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam đang tiên phong và hành động mạnh mẽ trong giảm thiểu rác thải nhựa, nỗ lực đưa Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thấy gì từ nguồn lực tư nhân góp sức chống dịch

Thấy gì từ nguồn lực tư nhân góp sức chống dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Không chỉ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước, doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng thể hiện vai trò “xung kích” trên nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là trên mặt trận chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  15 giây

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  23 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  23 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.