Chen chân vào Việt Nam: Các hãng thời trang lừng danh so găng quyết liệt
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M), Uniqlo Nhật Bản, Forever21... lần lượt công bố kế hoạch đổ bộ.
Nhà bán lẻ thời trang bình dân của Thụy Điển H&M đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Thương hiệu H&M (Hennes & Mauritz) của Thụy Điển đã ra mắt cửa hàng đầu tiên vào sáng nay 9/9, với diện tích hàng trăm mét vuông tại trung tâm mua sắm Vincom Center Hồ Chí Minh. Cửa hàng sẽ bán hàng loại quần áo nam, nữ và trẻ em cùng với giày dép, túi xách và các mặt hàng khác.
Các dòng sản phẩm có thương hiệu sẽ mang lại sự thay đổi tích cực cho người tiêu dùng Việt Nam, trước đây họ phải mua các sản phẩm này từ các cửa hàng nhập khẩu. Zara của Tây Ban Nha cũng đã có mặt tại Việt Nam trong trung tâm mua sắm tại TP. HCM vào tháng 9 năm ngoái.
Các sản phẩm từ chuỗi cung cấp của Tây Ban Nha có giá đắt hơn so với các sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản và có thể cao tới gấp đôi so với giá tại các chợ truyền thống của Việt Nam.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là thị trường đầu hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ thời trang. Zara hiện đang có kế hoạch mở cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội trong tháng tới. Bên cạnh đó, Fast Retailing - nhà điều hành Uniqlo của Nhật - đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 vừa qua.
Bên cạnh đó, tháng 6 vừa qua, GAP - Tập đoàn may mặc của Mỹ mở cửa hàng Old Navy đầu tiên tại Hồ Chí Minh và dự kiến bổ sung thêm một cửa hàng tại Hà Nội vào đầu tháng 9.
Việc chi phí lao động của Trung Quốc gia tăng đã đẩy nhanh việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, nơi mà mức lương chỉ bằng một nửa. Hiện nhiều doanh nghiệp may mặc lớn trong nước cũng thực hiện hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như Công ty May 10 hợp tác với Aoyama của Nhật Bản hay như An Phước phối hợp, chuyên cung cấp thương hiệu thiết kế Pierre Cardin.
Năm 2016, tổng doanh số bán lẻ của Việt Nam tăng 10,2%, đánh dấu nửa thập kỷ tăng trưởng hai con số. GDP bình quân đầu người hiện đạt khoảng 2.300 USD, phản ánh sức mua ngày càng tăng. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua các có chất lượng cao hơn, thương hiệu hấp dẫn hơn cho dù giá có cao hơn.
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M), Uniqlo Nhật Bản, Forever21... lần lượt công bố kế hoạch đổ bộ.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.