Phát triển bền vững

Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Nguyễn Ánh Thứ năm, 23/05/2024 - 08:34

“Thuận thiên” là giải pháp bền vững giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trồng lúa carbon thấp là mô hình nông nghiệp thuận thiên đem lại nhiều lợi ích. Ảnh: Hoàng Anh

Nói về “thuận thiên” đối với nông nghiệp miền Tây, GS. Andy Large, Giám đốc dự án Đại học Newcastle, cho biết, quan điểm này không chỉ chứa đựng yếu tố kinh tế mà còn đậm nét lịch sử, xã hội và văn hóa, là bí quyết lưu truyền cho thế hệ tương lai để cùng bảo vệ và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, các giải pháp thuận thiên đang được ứng dụng trong rất nhiều mô hình nông nghiệp ở miền Tây, từ những dự án chiến lược như Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao cho đến các mô hình xuất phát từ bà con nông dân như lúa – tôm, lúa – cá, nuôi thủy sản dưới tán rừng.

TS. Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận, canh tác nông nghiệp thuận thiên là một giải pháp đột phá, giúp con người thích nghi hài hòa với thiên nhiên, thuận theo lợi ích tự nhiên để bảo vệ con người và hệ sinh thái.

Tuy nhiên, ông Kiền nhìn nhận, trên thực tế, nhiều mô hình thuận thiên chưa đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.

Chẳng hạn như mô hình lúa thơm tôm sạch đã tận dụng được những giá trị thiên nhiên để tạo ra sản phẩm gạo và con tôm chất lượng cao, không sử dụng chế phẩm hóa học nhưng giá tôm thu mua lại bị “cào bằng” với giá tôm nuôi công nghiệp. Điều này xuất phát từ việc quyền định giá đang nằm trong tay lái buôn và doanh nghiệp.

Mặt khác, không phải mô hình thuận thiên nào cũng đem lại giá trị cao. Do đó, ông Kiền đề xuất cần phải xây dựng những mô hình nhỏ để minh chứng hiệu quả, sau đó nhân rộng, kết hợp với liên kết tiêu thụ, phát triển thị trường, từ đó vừa tối đa hóa lợi ích, vừa tạo văn hóa nông nghiệp thuận thiên cho bà con nông dân.

Còn theo GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, hướng đi bền vững, thuận thiên nhất cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là giảm phát thải của cây lúa, sản xuất gạo carbon thấp.

Vị giáo sư cây lúa cho biết, theo tính toán, nếu tối ưu các biện pháp canh tác hữu cơ trên toàn bộ hơn 1,9 triệu héc ta lúa ở miền Tây sẽ giúp vùng giảm đến gần 11 triệu tấn khí thải carbon quy đổi đến năm 2030. Ngoài ra, việc tái sử dụng rơm rạ thay cho đốt bỏ cũng giúp giảm thiểu 50% lượng khí thải phát sinh.

Hiện nay, “dấu chân carbon” đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc từ phía thị trường quốc tế. Do đó, giảm phát thải của cây lúa giúp gạo Việt Nam vững chân hơn trên trường quốc tế. Thậm chí, theo đề xuất từ phía doanh nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo phát thải carbon thấp.

Một lợi ích thiết thực khác là câu chuyện tiềm năng khai thác tín chỉ carbon từ việc giảm phát thải cho cây lúa. Đây cũng là hợp phần quan trọng để gia tăng thu nhập cho bà con nông dân theo Đề án một triệu héc ta chuyên canh lúa bền vững của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đáng chú ý, các giải pháp giảm phát thải cho cây lúa không hề phức tạp mà có thể dễ dàng ứng dụng ở các nông hộ, đơn cử như phương pháp “một phải năm giảm” (phải sử dụng giống được kiểm định, giảm tỷ lệ sử dụng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước và thất thoát hậu thu hoạch); bón lót thay cho bón thúc…

Miền Tây không thiếu nước

Miền Tây không thiếu nước

Phát triển bền vững -  1 năm

Trong mùa khô, lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60 – 70 tỷ m3, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 15 tỷ m3.

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  1 năm

Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Hợp phần quản trị môi trường của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2023 tiếp tục chứng kiến mức điểm “bết bát” của cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có tình hình khả quan hơn năm vùng kinh tế, xã hội còn lại.

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Tiêu điểm -  1 năm

Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 ngày

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  6 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 tuần

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện

Doanh nghiệp -  5 giờ

Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  8 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Leader talk -  8 giờ

Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sổ tay quản trị -  8 giờ

Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Bất động sản -  9 giờ

Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.