Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu chuyên về các vấn đề phát triển bền vững đã đạt 256,8 tỷ USD, tăng gấp 3,4 lần so với 6 tháng đầu năm 2020.
Khu vực châu Âu đứng đầu với 121,4 tỷ USD trái phiếu cho các lĩnh vực môi trường, quản trị và xã hội (ESG), tăng 3,2 lần so với 6 tháng đầu năm ngoái, chiếm 47% tổng lượng phát hành trên toàn cầu.
Tổng lượng phát hành trái phiếu ESG tại châu Á là 86,7 tỷ USD, trong đó riêng Nhật Bản đạt 10,1 tỷ USD. Tại Mỹ, có khoảng 29,1 tỷ USD trái phiếu ESG được phát hành.
Reuters dẫn lời một số lãnh đạo ngân hàng tại châu Á cho biết, xu hướng tăng trưởng trong tổng giá trị phát hành trái phiếu ESG sẽ còn tiếp diễn trong tương lai tới. Một số ngân hàng đầu tư toàn cầu lớn nhất trên thế giới đang có kể hoạch tăng cường đội ngũ để xử lý các giao dịch liên quan đến trái phiếu ESG.
Trái phiếu “xanh” cho các hạng mục đầu tư về môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 63% với tổng giá trị lên đến 162,8 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với 6 tháng đầu năm ngoái. Tại châu Á, khoảng 70% trái phiếu ESG là trái phiếu xanh.
Mức tăng trưởng trong tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh chủ yếu đến từ lĩnh vực xe điện và năng lượng tái tạo, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang mở rộng hoạt động sang 2 lĩnh vực ngày.
Trái phiếu xanh đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của những lĩnh vực kể trên, vốn yêu cầu mức đầu tư tương đối lớn. Theo một nghiên cứu của tập đoàn tư vấn Boston phát hành vào tháng 4 vừa qua, cần phải huy động nguồn vốn từ khoảng 100 – 150 nghìn tỷ USD từ nay cho đến năm 2050 để đạt được những mục tiêu về biến đổi khí hậu.
Dữ liệu theo dõi từ Morningstar cho thấy, trong suốt những năm qua, giá trị phát hành trái phiếu ESG đã tăng một cách nhanh chóng, đạt 165 tỷ USD vào năm 2019 và 350 tỷ USD vào năm 2020.
Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm tới hình thức huy động vốn gắn liền với trách nhiệm về môi trường, quản trị và xã hội nằm ở sự thay đổi trong nhận thức cũng như hành vi của người tiêu dùng.
Nhiều nghiên cứu của các công ty, tổ chức như tập đoàn IBM, Bloomberg New Energy Finance và GlobeScan chỉ ra, người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng quan tâm đến giá trị bền vững khi quyết định chi tiêu. Một số còn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm, dịch vụ của công ty được đánh giá là có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội.
Trái phiếu ESG cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nhờ những chính sách ưu đãi từ phía chính phủ, khi những mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là chống biến đổi khí hậu đều đang được coi là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.
Tham gia tham vấn cho Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn mới, nhiều chuyên gia và đại diện các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đề xuất cần có cơ chế ưu đãi, mở đường cho việc huy động nguồn tài chính xanh.
Thực tế, chiến lược này đã được đề ra trong các văn bản chính sách của Việt Nam từ nhiều năm trước, tuy nhiên chưa có cơ chế thực thi hiệu quả, dẫn đến tình trạng “nói rất hay mà không thực hiện được”.
Các chuyên gia đề xuất, cần có thêm những ưu đãi cụ thể như miễn giảm thuế, phí, cắt giảm thủ tục hành chính trong huy động nguồn vốn đầu tư phục vụ các mục tiêu xanh, bền vững.
Về phía Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan phụ trách xây dựng chiến lược, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đồng tình với quan điểm về xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn. Bên cạnh đó, Thứ trưởng nhấn mạnh, yếu tố liên quan đến hiệu quả của nguồn vốn đầu tư cũng cần được quan tâm.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.