Tiêu điểm
JustCo Singapore nhòm ngó thị trường Việt Nam
Khi hàng loạt ông lớn trong mảng không gian làm việc chung đang coi Việt Nam là thị trường tiềm năng với sự nở rộ của giới startup thì JustCo lại kiên định với chiến lược thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia.
Thị trường không gian làm việc chung (co-working space) ở Việt Nam đang tạo nên một cơn sốt. Hàng loạt nhà đầu tư quốc tế đã và đang tìm kiếm cơ hội để phân chia miếng bánh thị phần đầy tiềm năng có thể kể đến như Regus, SPACES, NakedHub, WeWork, Ucommune, JustCo, the Hive.
Trong đó, JustCo đến từ Singapore là cái tên khá nổi ở khu vực châu Á kết nối các doanh nhân năng động, công ty khởi nghiệp (startup) và các tập đoàn lớn.
Hiện hãng này có khoảng trên 40 không gian làm việc chung tại tám thành phố lớn gồm Singapore, Bangkok, Jakarta, Thượng Hải, Đài Bắc, Seoul, Sydney và Melbourne.
Chia sẻ với TheLEADER, ông Ho Seng Chee, chánh văn phòng JustCo cho biết rất hứng thú với thị trường không gian làm việc chung ở Việt Nam vì sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam những năm qua.
Ông Ho Seng Chee tiết lộ, JustCo hiện đang tìm hiểu và nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, TP. HCM sẽ là điểm đến đầu tiên, tiếp theo là Hà Nội. Kế hoạch của công ty này khi gia nhập một thị trường mới là mở từ 4 - 5 không gian làm việc chung trong vòng 12 tháng đầu.
Hàng loạt hãng không gian làm việc chung trong và ngoài nước đều khá khả quan với thị trường Việt Nam nhờ sự nở rộ của các startup trong bối cảnh nhu cầu thuê văn phòng cao trong khi việc thuê văn phòng ngày càng trở nên khó khăn, chi phí cũng không hề rẻ.
Trong khi đó, JustCo lại muốn hướng đến các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia. 40% khách hàng hiện có của JustCo là các tập đoàn đa quốc gia.
Theo lý giải của lãnh đạo JustCo, các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thường thuê trong thời gian dài hơn, luôn trả phí thuê đúng hạn, và ổn định.
"Startup, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời gian thuê ngắn hơn, rủi ro cao hơn trong khi điều mà bất kỳ ai mong muốn là việc kinh doanh phát triển bền vững", ông Ho Seng Chee nhận định.
Theo đánh giá của ông Jonah Levey, thành viên HĐQT Mekong Capital, nhà sáng lập VietnamWorks và là CEO của Dreamplex bên lề Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019, đến năm 2020 sẽ có khoảng 50% các công ty lớn sử dụng một số hình thức văn phòng chia sẻ.
Xu hướng chuyển dịch của các tập đoàn lớn từ không gian làm việc truyền thống sang không gian làm việc chung cũng đã diễn ra từ vài năm nay. Trong đó, Microsoft đã chuyển 30% nhân viên tại New York tới làm việc tại các địa điểm của WeWork vào năm 2016. Đến năm 2017, IBM cũng ký hợp đồng thuê trọn một tòa nhà WeWork tại New York. Một phần ba khách hàng của WeWork nằm trong danh sách Forbes 500 như Salesforce, Blackrock, Adidas, Citibank...
Ở Việt Nam, một số công ty lớn như CBRE hay AIA cũng đã bắt đầu đưa nhân viên vào làm việc tại các không gian làm việc chung.
Tại Thái Lan, hai gã khổng lồ đa quốc gia General Electric và Grant Thornton đều là khách hàng của JustCo. Hay khách hàng lớn của hãng này ở Đài Bắc (Đài Loan) là Novartis.
Tuy nhiên, ông Ho Seng Chee nhìn nhận, hiện vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để đầu tư ngay vào Việt Nam bởi số lượng các toà văn phòng hạng A ở TP. HCM và Hà Nội còn khá ít.
Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có khả năng mở rộng quy mô, việc trả chi phí thuê vẫn còn chật vật. Các công ty lớn chủ yếu ở mảng sản xuất mặc dù vẫn có một vài chức năng trụ sở ở TP. HCM và Hà Nội.
Để có thể kinh doanh tại một thị trường, JustCo xác định phải có trong tay các toà văn phòng hạng A vì các dự án của JustCo đều được đặt ở những vị trí đắc địa, ở khu vực CBD. Lời giải của hãng không gian làm việc chung đến từ Singapore cho bài toán quỹ đất là tìm những đối tác địa phương có nguồn cung sẵn có, có thể cung cấp cùng lúc khoảng 4-5 toà để Justco có thể thực hiện chiến lược mở rộng quy mô.
"Yếu tố quan trọng nhất để hợp tác hiệu quả là sự tin tưởng và giúp hai bên đạt được kỳ vọng của nhau. Chúng tôi phải mang tới cho các nhà đầu tư địa phương những gì họ không có và ngược lại. Chỉ khi lấp đầy được những khoảng trống giữa hai bên thì chúng tôi mới kỳ vọng về một hợp tác hiệu quả và lâu dài", ông Ho Seng Chee chia sẻ.
Dù vậy, việc tiếp cận thị trường, khiến doanh nghiệp chuyển dịch từ văn hoá không gian làm việc truyền thống sang không gian làm việc chung cũng không phải là chuyện dễ dàng. Theo ông Ho Seng Chee, việc tốt nhất có thể làm là kết nối, dẫn các doanh nghiệp đến tham quan trực tiếp không gian làm việc chung. Chính vì thế, dự án đầu tiên luôn đóng một vai trò rất quan trọng khi tiến vào một thị trường mới.
"Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho hiểu nhầm rằng co-working space không hề có phòng riêng, phải ngồi chung với hàng trăm con người và rất ồn ào. Trong khi thực tế không phải như vậy. Không những có không gian riêng biệt mà họ còn có thể tiếp cận với một tệp khách hàng đầy tiềm năng đang làm việc ở JustCo", đại diện JustCo cho biết.
Do vậy, dù hướng đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia nhưng xét về tỷ trọng, hiện có tới 60% khách hàng của JustCo vẫn là các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
IWG Thụy Sỹ ra mắt không gian làm việc chung SPACES tại Việt Nam
TNR Tower Nguyễn Chí Thanh - Điểm sáng cho mô hình coworking chuyên nghiệp
Những tòa nhà văn phòng như TNR Tower đang là mục tiêu kiếm tìm của những tập đoàn tên tuổi lớn như Regus (Anh), WeWork (Mỹ), Ceo Suit (Hàn Quốc), JustCo (Singapore), Hive (Hồng Kong)…
Các co-working space ở Việt Nam có đang xa rời thực tế?
Hiểu như thế nào cho đúng về coworking space và sự khác biệt giữa mô hình co-working ở Việt Nam và mô hình co-working thế giới.
Toong ra mắt phiên bản 'tiến hóa' của mô hình coworking space
Toong, chuỗi không gian làm việc chung đầu tiên khởi phát từ Đông Dương vừa đưa vào hoạt động cơ sở lớn nhất trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP. HCM (Toong Minh Khai) với diện tích trên 1.700m2.
Cuộc chiến khốc liệt giữa mô hình co-working và văn phòng truyền thống
Mô hình co-working đang phát triển với tốc độ lây lan khá nhanh trên nhiều thành phố lớn của Việt Nam
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.