Các co-working space ở Việt Nam có đang xa rời thực tế?

Việt Hưng Thứ ba, 04/09/2018 - 12:14

Hiểu như thế nào cho đúng về coworking space và sự khác biệt giữa mô hình co-working ở Việt Nam và mô hình co-working thế giới.

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2012, nhưng phải mãi tới năm 2015, xu hướng co-working space mới bắt đầu khởi sắc, cùng sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của CBRE vào tháng 6/2017, nguồn cung không gian làm việc chung (co-working space) đã tăng trung bình 58% - ngang bằng với mức tăng trưởng trên thế giới.

Sở dĩ co-working space ngày một được ưa chuộng bởi mô hình này đáp ứng không gian tiện nghi, với những thiết bị, kĩ thuật hiện đại, tương tác và kết nối cao, hay những điều kiện lý tưởng khác mà một văn phòng truyền thống không bao giờ có thể đáp ứng.

Theo ước tính, chi phí sử dụng co-working space sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 50% so với chi phí thuê văn phòng truyền thống. Bởi nếu các đơn vị đi thuê văn phòng thông thường, ngoài tiền thuê hàng tháng, họ sẽ chịu thêm phí sửa chữa, bảo trì, điện nước… chưa kể đầu tư các trang thiết bị, không gian sinh hoạt chung.

Còn tại co-working space, doanh nghiệp trả tiền theo chỗ ngồi, các tiện ích dùng chung như lễ tân, phòng họp, Internet tốc độ cao, máy in và photocopy, quầy cà phê/ canteen v.v… đều miễn phí, vì đã được tính trong giá thuê.

Trao đổi cùng TheLEADER, ông Dương Đỗ - nhà sáng lập Toong – không gian làm việc chung đã có 5 cơ sở trên cả nước cho biết: “Giá trị của một không gian làm việc chung nằm ở môi trường làm việc mà nhà phát triển co-working space đó tạo ra”.

Các co-working space ở Việt Nam có đang xa rời thực tế?
Ông Dương Đỗ - Nhà sáng lập Toong

Theo ông Dương định nghĩa, môi trường làm việc được cấu thành bởi nhiều yếu tố lý tính và cảm tính, được kết nối có chủ đích nhằm tạo ra văn hoá riêng. Để làm được việc này, co-working space cần nhiều thứ như: tài chính, mặt bằng và một thiết kế bắt mắt và không gian chung rộng để cho mọi người ngồi làm việc

Là đơn vị phát triển co-working space thành chuỗi đầu tiên tại Việt Nam, các địa điểm mà Toong vận hành đều khai thác với tỷ suất cao (trên 80%).Khách hàng của Toong chủ yếu là những free lancer và startups.

Ông Dương Đỗ cho biết, nếu chỉ tính riêng dịch vụ co-working space, doanh thu của Toong hơn 50% đến từ việc cho thuê lại không gian làm việc chung, sau đó là các không gian chức năng khác như: sự kiện, lớp học và phòng họp, hội thảo...

Bên cạnh đó là việc phát triển và quản lý mô hình co-working space cho các chủ nhà; tư vấn, quản lý chuyển đổi môi trường làm việc cho các tập đoàn.

Một nguồn thu khác của co-working space đến từ việc Toong chủ động tuyển chọn và đưa vào không gian làm việc chung các shop từ bên ngoài với mục đích kinh doanh/trưng bày.

Nhà sáng lập này gọi hành động trên là phát triển có chủ đích, nhằm tạo nên môi trường làm việc đa dạng, lành mạnh cho khách hàng. “Vì bản thân tôi thấy nhiều cái lợi hơn là sự phiền toái”, ông nói.

Ông Dương Đỗ không phủ nhận, thời gian đầu, nhiều khách hàng của Toong tỏ ý nghi ngại, bởi những dịch vụ này có thể làm phân tán công việc của họ. Nhưng khi được trải nghiệm, nhiều khách hàng đánh giá đó là những phân tán tích cực, giúp họ cân bằng hơn công việc và cuộc sống.

Tất nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng, co-working space chỉ nên là nơi làm việc. Bởi ngay từ tên gọi, co-working space là không gian “làm việc chung”, chứ không phải mạnh ai người đó làm.

Các co-working space ở Việt Nam có đang xa rời thực tế? 1
CoGo – tay chơi mới trên thị trường co-working space Việt Nam

CoGo – tay chơi mới trên thị trường co-working space Việt Nam, sáng lập bởi cựu Chủ tịch HĐQT Trần Anh – ông Trần Xuân Kiên lại vạch ra những chiến lược khác biệt cho riêng mình.

“Các co-working space ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đang tập trung vào các công ty khởi nghiệp, tổ chức sự kiện, hay cho phép bán hàng ngay trong không gian làm việc chung dẫn đến khách hàng hiểu chưa đúng về co-working space”, ông Trần Xuân Kiên diễn giải.

Khác với các co-working space ở Việt Nam, những co-working được mở ra với diện tích bình quân dưới 800 m2 thì CoGo lại đang xây dựng một mô hình diện tích bình quân từ 2.500 - 3.000 m2.

Tiêu chuẩn một co-working space là diện tích phải đủ lớn để có số lượng khách thuê đa dạng ngành nghề và sẽ tạo được cộng đồng hợp tác kinh doanh bổ trợ lẫn cho nhau. Trên thế giới thì tổng diện tích cho một điểm co-working space tiêu chuẩn tại Mỹ trung bình vào khoảng 5.000m2 còn ở Trung Quốc vào khoảng 3.000m2.

Ông Kiên cho biết thêm, thực tế, tại Wework được biết đến là co-working space lớn nhất thế giới, thì hơn 40% doanh thu đến từ các khách thuê là các công ty hoạt động ổn định và bước qua giai đoạn khởi nghiệp, hơn 30% doanh thu đến từ các công ty lớn có tên tuổi trên thế giới.

Với sự học hỏi kinh nghiệm từ Wework, các co-working space của CoGo được thiết kế theo phong cách sang trọng hiện đại, và chuyên nghiệp. Được tối giản mang đậm chất Mỹ nhằm đem lại cho khách hàng một cái nhìn đúng đắn hơn về co-working space.

Ông không phủ nhận, doanh thu những hoạt động này mỗi tháng có thể lên đến cả trăm triệu đồng tại một điểm, nhưng không phải là trọng tâm của CoGo. Bởi dù các hoạt động này mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, nhưng nếu làm ngay tại khu làm việc chung sẽ gây bất tiện, tiếng ồn và làm phiền cho các khách hàng thuê trong co-working space.

Ở CoGo Sun Ancora điểm sẽ đi vào hoạt động vào tháng 12 năm nay thì khu chuyên tổ chức hội thảo sẽ được thiết kế tách biệt riêng không nằm trong không gian làm việc chung. Điều đó sẽ giúp cho việc tổ chức hội thảo, sự kiện không ảnh hưởng đến các khách hàng đang làm việc

“Việc đầu tư co-working chắc chắn sẽ không thể có lãi trong 1-2 năm đầu tiên. Đầu tư tài sản cố định lớn, chi phí khấu hao phân bổ hàng năm có thể khiến kết quả kinh doanh không nhìn thấy lãi. Chưa kể mô hình mới cần thời gian để khách hàng xây dựng thói quen, nhận ra lợi ích, cùng các ưu đãi giảm giá để thu hút khách mới”, ông Trần Xuân Kiên bộc bạch.

Ông cũng cho rằng, yếu tố môi trường làm việc là rất quan trọng. Và đó là lý do CoGo không bằng mọi giá tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, dễ xảy ra tình trạng phá vỡ mất môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tham vọng mới của ông Trần Xuân Kiên sau khi chuyển giao Trần Anh cho Thế Giới Di Động

Tham vọng mới của ông Trần Xuân Kiên sau khi chuyển giao Trần Anh cho Thế Giới Di Động

Doanh nghiệp -  6 năm
Cựu Chủ tịch Trần Anh đã bắt tay khai phá thị trường mới - co-working space sau khi nhận thấy nhu cầu thuê văn phòng ngày càng tăng cao nhờ số lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều tại Việt Nam.
Tham vọng mới của ông Trần Xuân Kiên sau khi chuyển giao Trần Anh cho Thế Giới Di Động

Tham vọng mới của ông Trần Xuân Kiên sau khi chuyển giao Trần Anh cho Thế Giới Di Động

Doanh nghiệp -  6 năm
Cựu Chủ tịch Trần Anh đã bắt tay khai phá thị trường mới - co-working space sau khi nhận thấy nhu cầu thuê văn phòng ngày càng tăng cao nhờ số lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều tại Việt Nam.
Doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập thị trường không gian làm việc chung

Doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập thị trường không gian làm việc chung

Bất động sản -  6 năm

Theo CBRE, 91% người sử dụng không gian làm việc chung tại Việt Nam có độ tuổi dưới 35 và phần lớn là sáng lập viên hoặc nhân viên công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các mô hình không gian làm việc chung chuyển hướng đầu tư

Các mô hình không gian làm việc chung chuyển hướng đầu tư

Bất động sản -  6 năm

Sau một thời gian phát triển về lượng, mô hình không gian làm việc chung đang có xu hướng phát triển về chất, nhất là các dự án tại TP. HCM.

Toong tích hợp không gian làm việc chung vào Wink Hotels

Toong tích hợp không gian làm việc chung vào Wink Hotels

Bất động sản -  6 năm

Toong và Indochina Vanguard vừa công bố hợp tác cùng phát triển một nhánh không gian làm việc chung tích hợp vào chuỗi khách sạn mang thương hiệu Wink Hotels, dự kiến khai trương cơ sở đầu tiên tại TP. HCM trong quý IV/2019.

Cuộc đua mở rộng không gian làm việc chung tại Việt Nam

Cuộc đua mở rộng không gian làm việc chung tại Việt Nam

Bất động sản -  7 năm

Các chuyên gia của CBRE dự báo, không gian làm việc chung tại Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh các chuỗi không gian làm việc chung trong và ngoài nước sẽ gia nhập và mở rộng trong thời gian tới.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  33 phút

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  38 phút

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  1 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  2 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều