Sở hữu trí tuệ
Khái niệm ‘tài sản trí tuệ’ chưa được định nghĩa rõ ràng
Hiện có sự lúng túng trong việc xác định hợp đồng có đối tượng là tài sản trí tuệ. Khái niệm ‘tài sản trí tuệ’ cần được xác định rõ trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết.

Một số khái niệm trong sở hữu trí tuệ còn chung chung
Góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vào ngày 31/5 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Thạch Phước Bình (tỉnh Trà Vinh) cho biết dự thảo luật đã ghi nhận và bảo hộ nhiều loại tài sản trí tuệ như quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm phần mềm, hệ thống thông tin hay sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.
Tuy nhiên, trong đó, một số vấn đề chưa được làm rõ, gây nhiều khó khăn khi thực tiễn triển khai. Cụ thể như khái niệm ‘bí mật kinh doanh’ trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn chung chung và “có nhiều điều khó hiểu”, dẫn đến gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước khi áp dụng quy định này trong thực tế.
Mặt khác, dự thảo luật cũng chưa xác định khái niệm ‘tài sản trí tuệ’ nên hiện có sự lúng túng trong việc xác định hợp đồng có đối tượng là tài sản trí tuệ. Nếu như trong các lĩnh vực kinh tế khác, giá trị tài sản lớn nhất đối với doanh nghiệp là nhà máy, thiết bị, công trình thì trong kinh tế số, tài khoản tài sản có giá trị nhất lại là phần mềm dữ liệu, hệ thống thông tin. Đây đều là các đối tượng tài sản được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, theo đại biểu Thạch Phước Bình.
Ông cũng đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật lần này các quy định liên quan đến nội dung chuyển đổi số.
Bên cạnh những góp ý trên, ông Bình đánh giá cao việc dự thảo lần này quy định về đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tuyến như đăng ký sở hữu công nghiệp ở cấp độ 3 và đang triển khai hệ thống nộp đơn điện tử ở cấp độ 4, tra cứu khả năng bảo hộ trực tuyến và tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp trực tuyến.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn An (tỉnh Thái Bình) đề nghị rà soát lại việc giải thích khái niệm “Nhãn hiệu nổi tiếng” đảm bảo phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Một số đại biểu khác cũng cho rằng cần xác định rõ nội hàm, ý nghĩa của một số cụm từ trong dự thảo Luật như: “sao chép hợp lý”, “thiệt hại một cách bất hợp lý”, “thống nhất ý chí”; “khi biết hoặc có cơ sở để biết”...
Xử lý nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
Để tăng thu hút đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ và sáng tạo mới, đại biểu Dương Bình Phú (tỉnh Phú Yên) cho rằng cần nâng mức trần thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí lên mức 20% lợi nhuận do sử dụng và 25% tổng số tiền nhận được do chuyển giao quyền sử dụng. Thay vì mức 15% lợi nhuận do sử dụng và 20% tổng số tiền nhận được do chuyển giao quyền sử dụng như trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ.
Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Các hành vi sau đây bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, chiếm hữu và sử dụng tên miền hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính”.
Như vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ đã thu hẹp phạm vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới tên miền là loại bỏ hành vi đăng ký và hành vi bị xử lý đáp ứng cùng lúc cả 2 điều kiện chiếm hữu và sử dụng.
Đại biểu Lê Hoàng Anh (tỉnh Gia Lai) cho rằng điều này dẫn đến 3 hệ lụy. Một là, đi ngược lại xu hướng thế giới về chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền. Chính sách này quy định: "Hành vi chiếm giữ tên miền mà không sử dụng trong đa số các vụ việc bị coi là hành vi có dụng ý xấu và tên miền được trả lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu".
Quy định này dễ dẫn đến bị lợi dụng theo hướng có lợi cho những đối tượng đầu cơ tên miền, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ sở hữu, nhãn hiệu, tên thương mại. Cùng với đó sẽ gây lãng phí tài nguyên số của quốc gia do tên miền bị đăng ký nhưng không nhằm mục đích sử dụng thực tế.
Do đó, đại biểu Hoàng Anh đề nghị chỉnh lý lại Điểm d Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ như sau: "Các hành vi sau đây bị coi là hành vi không cạnh tranh lành mạnh: đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc gây tương tự, nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng hoặc có dụng ý xấu hoặc nhằm thu lợi bất chính”.
.jpg)
Về chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu do nhãn hiệu sử dụng theo cách thức gây nhầm lẫn cho người người tiêu dùng quy định theo hướng thu hẹp các hành vi gây nhầm lẫn cho công chúng chỉ còn 3 hành vi gồm bản chất, chất lượng và nguồn gốc địa lý. Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng như vậy sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và chủ nhãn hiệu.
Ông nêu rõ, trước đó, tại kỳ họp thứ 2 đã có luận giải và lấy ví dụ rất cụ thể về nhãn hiệu TOMTO gây nhầm lẫn với nhãn hiệu OMO. Lần này, đại biểu lấy thêm một ví dụ nữa mong Quốc hội xem xét lại điều khoản này, cụ thể là nhãn hiệu Inax của Tập đoàn Lixil và nhãn hiệu Isavi của Công ty TNHH Lisavi Việt Nam không liên quan đến bản chất lượng và nguồn gốc địa lý nhưng gây nhầm lẫn.
Đại biểu đề nghị chỉnh lý Điểm h Khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí theo hướng: “Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch, đặc biệt là về bản chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa và dịch vụ đó...” và đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo Luật.
Thời hạn phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Liên quan đến việc xác định tính mới của sáng chế, dự thảo Luật được đề xuất quy định theo hướng coi sáng chế bị mất tính mới nếu bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào ngày sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
Theo đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (tỉnh Khánh Hòa), nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đã được quy định rõ tại Điều 60 dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ rằng trường hợp đơn đăng ký sáng chế có ngày nộp đơn ngành ưu tiên sớm hơn bị rút sau khi công bố thì không thể cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký sáng chế của ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên muộn hơn được vì đã bị mất tính mới.
Tuy nhiên, ông cho rằng, trong trường hợp cả đơn nộp trước và đơn nộp sau đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ nhưng nếu đơn nộp trước bị từ bỏ, rút bỏ thì đơn nộp sau phải được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ lại quy định này để đảm bảo tính khả thi của dự thảo luật.

Về phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bổ sung Điều 112A vào sau Điều 112, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, việc đưa ra thời hạn cho việc nộp đơn phản đối là hợp lý nhằm hạn chế thực trạng trì hoãn, kéo dài thời gian xử lý đơn.
Tuy nhiên việc quy định thời hạn 5 tháng để phản đối là quá ngắn vì sẽ ảnh hưởng đến quyền của người thứ ba nếu có dự định phản đối, đặc biệt là các chủ thể mà họ có quyền nhưng họ lại ở nước ngoài. Trong trường hợp đơn sửa đổi và được công bố lại thì mốc nào sẽ được sử dụng để tính thời hạn phản đối.
Để đảm bảo thời gian cần thiết cho bên có liên quan trong việc thu thập tài liệu bằng chứng, ông Thịnh đề xuất khoảng thời gian hợp lý hơn đối với việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là 8 tháng thay cho 5 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố.
Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.
Sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu?
Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng, đây là một hiểu lầm lớn.
Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế
Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.
Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu
Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.