Tiêu điểm
Khảo sát PAPI 2018: Còn nhiều quan ngại về môi trường, đói nghèo và tham nhũng
Bà Caitlin Wiesen, Quyền trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, tham nhũng vẫn là một trong ba mối quan ngại hàng đầu trong năm 2018.
Cuộc khảo sát Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2018 (PAPI 2018) thực hiện với sự tham gia của hơn 14.300 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh thành cho thấy, cảm nhận bị "vòi vĩnh" trong lĩnh vực dịch vụ y tế tuyến huyện/quận và giáo dục tiểu học công lập giảm đáng kể so với khảo sát năm 2017. Tuy nhiên, "lót tay" để có việc làm trong khu vực Nhà nước, "vòi vĩnh" trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lạm dụng công quỹ còn chưa giảm.
Mặc dù người dân đã cảm nhận được sự thuyên giảm trong tham nhũng so với ba năm trước, song mỗi cấp chính quyền có mức độ giảm khác nhau. Gần 60% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp xã/phường đã thuyên giảm trong ba năm qua, chỉ có 50% cho rằng tham nhũng ở cấp quốc gia có xu hướng thuyên giảm.
Bà Caitlin Wiesen, Quyền trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNPD) tại Việt Nam cho biết, tham nhũng vẫn là một trong ba mối quan ngại hàng đầu trong công chúng.
Khi được hỏi về những vấn đề hệ trọng nhất trong năm 2018 cần Nhà nước tập trung giải quyết, đói nghèo tiếp tục là vấn đề được nhiều người chỉ ra. Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình và của đất nước được nhiều người cho là có cải thiện, song vẫn có tới 25% số người được hỏi chọn nghèo đói là vấn đề hệ trọng nhất.
So với năm 2015, mối quan ngại về môi trường cũng gia tăng đột biến. Khảo sát PAPI 2018 cho thấy, đa số người dân ủng hộ bảo vệ môi trường, cho dù có phải hy sinh tăng trưởng kinh tế.
Đa số ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu “sạch”, miễn sao nguồn điện đó ổn định, không gây gián đoạn trong cung ứng. Ngoài ra, đa số người dân quan ngại về chất lượng nguồn nước ngày càng xuống cấp hiện nay ở địa phương. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng chất lượng nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt hiện nay kém hơn ba năm trước.
Dù vậy, khảo sát PAPI 2018 cũng cho thấy sự cải thiện ở nhiều lĩnh vực được đo lường. Về vấn đề giới và vị trí lãnh đạo, quản lý trong khu vực công, phần lớn cử tri không bày tỏ định kiến với nam hay nữ ứng cử viên. Tuy nhiên, trong số ít những người bày tỏ định kiến, đa số cho biết sẽ bầu ứng cử nam làm vị trí lãnh đạo. Điều thú vị là, phần lớn những người có định kiến là phụ nữ.
Năm 2018, người dân cũng ghi nhận một số thay đổi tích cực trong hiệu quả huy động sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị, xã hội ở cấp cơ sở. Thái Bình đạt điểm cao nhất và Khánh Hoà đạt điểm thấp nhất ở chỉ số nội dung này. Hậu Giang thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất ở cả bốn nội dung thành phần.
Người dân cũng hài lòng hơn với mức độ công khai, minh bạch của chính quyền trong việc tổ chức lập danh sách hộ nghèo và chia sẻ thông tin thu, chi ngân sách cấp xã/phường, tuy nhiên vẫn còn ở mức trung bình. Công khai, minh bạch quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất vẫn là khía cạnh chính quyền địa phương cần cải thiện.Các tỉnh, thành phía Bắc có xu hướng cao hơn các tỉnh, thành phía Nam ở ba nội dung thành phần gồm tiếp cận thông tin, danh sách hộ nghèo và thu, chi ngân sách cấp xã phường.
Về trách nhiệm giải trình với người dân, năm 2018, số người gặp gỡ cán bộ, công chức chính quyền cấp thôn/tổ dân phố hoặc cấp xã/phường khi có bức xúc với chính quyền hoặc hàng xóm tăng lên, và số người cho rằng những cuộc tiếp xúc đó đem lại kết quả tăng lên khi so với năm 2017.
Tuy nhiên nhìn chung, các tỉnh, thành phố đạt mức điểm dưới trung bình trong năm 2018. Người dân phản ánh họ ít có cơ hội tiếp xúc với đại diện chính quyền từ cấp huyện/quận, cấp tỉnh trở lên. Ngoài ra, mức độ tin tưởng vào hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự của các cơ quan tư pháp, toà án địa phương và cơ chế giải quyết tranh chấp phi toà án không cao.
Cung ứng dịch vụ công được đánh giá ở mức khá. Các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung có xu hướng đạt điểm thấp hơn các khu vực khác. Bốn trong số năm tỉnh Tây Nguyên thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất.
Ngành y tế có một số cải thiện trong năm 2018, nhất là ở chỉ tiêu đánh giá độ bao phủ của bảo hiểm y tế, cơ sở hạ tầng căn bản, bao gồm đường sá, thu gom rác thải, cung cấp điện lưới và nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt cũng được đánh giá tích cực hơn. Tuy nhiên, sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ giáo dục tiểu học trong năm 2018 có xu hướng giảm sút, phần lớn là do điều kiện vật chất và chất lượng giáo dục có phần xuống cấp.
Lĩnh vực dịch vụ và thủ tục hành chính công cũng có nét khởi sắc, có cải thiện từng bước ở cả dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền cơ sở, dịch vụ cấp giấy phép xây dựng, dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dịch vụ hành chính công cấp xã/phường.
Về chỉ số quản trị điện tử, mức điểm các tỉnh, thành phố đạt được rất thấp, dao động từ 1,93 đến 4,24 điểm (trên thang điểm 10). Các địa phương đạt điểm cao nhất có xu hướng hội tụ ở phía Bắc, đặc biệt là ở nội dung sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương.
Nhìn chung, mỗi địa phương có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, không có địa phương nào thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất ở cả tám nội dung được đo lường (tham gia người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị điện tử; và quản trị môi trường).
Hơn nữa, khoảng cách giữa điểm cao nhất cấp tỉnh (47,05 điểm) và mức điểm tối đa (80 điểm) còn rất xa. Khoảng cách này cho thấy còn nhiều cơ hội đổi mới chính sách và cách thức thực thi chính sách để chính quyền các cấp ngày càng cởi mở hơn, minh bạch hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, hoạt động có mục đích và thực hành liêm chính hơn.
Tham nhũng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế rất nguy cấp
Thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng ngốn tiền doanh nghiệp nhiều nhất
Mặc dù thời gian thực hiện thủ tục hành chính không cao nhưng với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng, xây dựng đang là nhóm thủ tục đắt đỏ nhất theo bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.
Bắt nộp ảnh chân dung cho nhà mạng: Một bước tụt hậu của cải cách hành chính
Quy định bắt buộc chủ thuê bao di động phải nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng di động trong Nghị định 49 có thể sẽ tạo tiền lệ cho các ngành nghề, lĩnh vực khác buộc khách hàng phải đưa ảnh chân dung để quản lý.
Mê hồn trận thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng
Để thẩm định một dự án đầu tư xây dựng, thay vì chỉ cần thời gian 15 ngày như trên lý thuyết, các chủ đầu tư thực tế phải mất đến 5 - 6 tháng là chuyện bình thường.
Chính phủ đẩy mạnh khoán chi hành chính, quản lý chặt số lượng biên chế công chức
Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2018 là chấm dứt việc tự phê duyệt, giao biên chế, giảm 1,7% biên chế công chức và giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương Nhà nước so với số giao năm 2015.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.