Phát triển bền vững

Khoảng trống của dòng vốn phát triển bền vững

Phạm Sơn Thứ sáu, 11/03/2022 - 10:36

Dòng vốn phát triển bền vững, tập trung vào 3 lĩnh vực là môi trường, xã hội và quản trị (ESG), nếu không được điều hướng đúng cách, có thể lại trở thành nguyên nhân cho sự bất bình đẳng.

Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự bùng nổ về đầu tư bền vững, nhờ vào những dấu mốc trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biển đổi khí hậu, hướng tới phát triển công bằng, bền vững như Thỏa thuận Paris hay việc Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030.

Theo ông Jacques Attali, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD), trong thập kỷ tới, mức vốn đầu tư cho các dự án về phát triển bền vững sẽ còn bùng nổ hơn nữa, từ quy mô khoảng 1,7 nghìn tỷ USD năm 2020, có thể đạt được con số 53 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Đây là điều lý giải bởi những cam kết đã đạt được của các chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu như cắt giảm dần nhiệt điện than, loại bỏ động cơ đốt trong…

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng phải lưu tâm đối với dòng vốn đầu tư khổng lồ này. Viết trên Nikkei Asia Review, ông Attali cho biết, khoảng 90% dòng vốn đầu tư ESG đang luân chuyển tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu, trong khi 10% còn lại được phân bổ một cách thiếu đồng đều ở nhóm nước đang phát triển khu vực châu Á.

Sự phân bổ không đồng đều này được ông, nhà đồng sáng lập EBRD, giải thích là do những tiêu chuẩn ngày càng cao của các quỹ đầu tư phát triển bền vững. Các tiêu chuẩn này nhằm đặt ra giới hạn để các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ, đảm bảo vốn đầu tư thực sự được rót vào các dự án xanh. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn có vẻ như không phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp ở các nước đang phát triển.

Lấy ví dụ như vấn đề phát thải, một số ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển, do hạn chế về công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng, sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng, xử lý phát thải, dẫn đến mức phát thải cao hơn.

Cam kết tại COP26 mở ra những cơ hội lớn

Chính bởi vậy, nhóm doanh nghiệp ở ngành công nghiệp đó bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn đầu tư bền vững, trong khi họ là nhóm đối tượng cần được tài trợ nhất để tăng tốc quá trình chuyển đổi sang mô hình sạch hơn.

Sự bất bình đẳng này, theo ông Attali, về dài hạn sẽ trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng tụt hậu ở những quốc gia đang phát triển. Đây là hiện tượng đáng quan ngại bởi công cuộc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn thế giới, đòi hỏi sự tiến bộ đồng đều ở các quốc gia để đạt được các mục tiêu đã cam kết.

Đứng trên góc độ một nhà đầu tư, ông Jon Mawby, Giám đốc một quỹ đầu tư thuộc tổ chức tài chính toàn cầu Picket lại chỉ ra một “khoảng trống” khác của xu thế “đầu tư có trách nhiệm”.

Cụ thể, ông Mawby chỉ ra hiện tượng nhiều nhà đầu tư đang đổ vốn vào ESG, trong tình trạng “không hiểu rõ về những gì mình đang làm”.

Lấy minh chứng về việc các khoản đầu tư nhằm thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng không, nhà quản lý đầu tư cho biết, xu thế đầu tư vào những nguồn năng lượng thay thế khiến dòng vốn “xa lánh” các công ty nhiệt điện và dầu mỏ.

Về mặt lý thuyết, hạn chế rót vốn vào nhiên liệu hóa thạch có thể giúp cho quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng khiến cho giá năng lượng tăng cao. Chưa nói đến áp lực lạm phát, giá năng lượng tác động sâu sắc nhất tới nhóm người có thu nhập thấp.

Mặt khác, dù tương lai về ngành năng lượng không phát thải vẫn còn đặt ra nhiều băn khoăn, việc không được tiếp cận nguồn vốn đầu tư khiến cho các doanh nghiệp nhiệt điện hay dầu mỏ mất đi khả năng nghiên cứu phát triển để áp dụng công nghệ sạch.

Giám đốc điều hành Stellantis: Chuyển đổi sang xe điện đi kèm nhiều rủi ro

Một hướng đi khác của dòng vốn đầu tư ESG là xe điện, “đứa con cưng” của các nhà đầu tư có trách nhiệm. Dòng vốn đổ vào các công ty khởi nghiệp xe điện khiến mức vốn hóa của những tân binh này thậm chí còn vượt mặt nhiều ông lớn có kinh nghiệm cả trăm năm trong ngành xe hơi. Tuy nhiên, vẫn đang có nhiều tranh cãi về khả năng giảm phát thải của xe điện.

Công nghệ pin là cốt lõi cho sự bền vững mà thế giới đang kỳ vọng vào xe điện. Nếu dòng vốn đầu tư không có khả năng giải quyết những yếu tố thiếu bền vững trong sản xuất pin, như điều lao động tại những mỏ khoáng sản, mức phát thải từ chế tạo pin hay bài toán rác thải pin đã qua sử dụng, ngành xe điện sẽ trở nên bị “thất sủng” trong khoảng 5 năm tới.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  4 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  6 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  7 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  7 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  8 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  9 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  9 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.