Bán lẻ là mắt xích quan trọng của kinh tế tuần hoàn
Ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào bán lẻ giúp đưa ra tín hiệu cũng như định hướng thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng hướng đến giảm sử dụng tài nguyên và giảm phát thải ra môi trường.
Kinh tế tuần hoàn là cơ hội mới cho các startup khai thác và tạo ra giá trị bền vững về cả kinh tế, môi trường và xã hội.
Cuối năm 2019, doanh nghiệp xã hội Green Connect chính thức được thành lập bởi doanh nhân trẻ Huỳnh Hạnh Phúc, với ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cung cấp các giải pháp sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững theo triết lý kinh tế tuần hoàn.
Sản phẩm nổi bật của Green Connect là trứng gà được nuôi thả theo tiêu chuẩn nhân đạo, với thức ăn cho gà sản xuất từ việc nuôi ấu trùng ruồi lính đen bằng rác thải hữu cơ. Bên cạnh đó, startup này cũng cho ra mắt sàn thương mại điện tử xanh NODA nhằm “phụng sự khởi nghiệp xanh”, hỗ trợ đầu ra cho những nhà sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và các chất tẩy rửa sinh học an toàn cho sức khỏe cũng như môi trường.
Một dự án khởi nghiệp cung cấp giải pháp tuần hoàn khác đã và đang gặt hái được nhiều thành công là VECA, ứng dụng kết nối người tiêu dùng với lực lượng đồng nát, ve chai để thu gom tối đa lượng rác thải có tiềm năng tái chế, với mô hình tương tự các ứng dụng đặt xe.
Thành lập từ năm 2020, đến nay, VECA đã có mặt trên 19 quận và TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM, là đối tác đồng hành cùng nhiều dự án kinh tế tuần hoàn của nhiều đơn vị lớn như Tetra Pak, Coca Cola, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới ngày càng có nhiều dự án khởi nghiệp được triển khai với mục tiêu hướng đến bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khác với những dự án về môi trường trước đây, các startup hiện nay ứng dụng triết lý của mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó vừa tạo ra giá trị kinh tế, vừa đảm bảo giá trị về môi trường và xã hội.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và công nghệ, cho biết, trong bối cảnh phục hồi kinh tế đi kèm với các mục tiêu phát triển bền vững, khởi nghiệp kinh tế tuần hoàn với các giải pháp kéo dài tuổi thọ vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường đang là “lời giải” cho bài toán về cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu vốn đang ngày càng đe dọa đời sống con người cũng như tương lai của nền kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, đánh giá, kinh tế tuần hoàn là giải pháp khởi nghiệp có thể “biến đổi nền kinh tế và xã hội”, có thể thấy qua những thành tựu của quốc tế khi có quốc gia tiết kiệm được đến 80% năng lượng thông qua ứng dụng các giải pháp tuần hoàn.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong đó, Đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022 đã khẳng định chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với yêu cầu đột phá về phục hồi kinh tế gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Như vậy, với vai trò đồng hành cùng kiến tạo sự phát triển của xã hội, các dự án khởi nghiệp đang chuyển mình theo hướng vận dụng kinh tế tuần hoàn được xem là một tín hiệu hết sức tích cực.
Đây cũng là hướng đi đúng đắn bởi kinh tế tuần hoàn mở ra nhiều cơ hội mới, giúp doanh nghiệp khai thác được những giá trị mới vẫn còn đâu đó bị bỏ sót trong nền kinh tế, xã hội. Mặt khác, thuận theo xu thế, nhiều cơ hội về tài chính, khả năng tiếp cận tín dụng được mở ra đối với doanh nghiệp, startup ứng dụng kinh tế tuần hoàn, có thể là trợ lực quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn về dòng vốn như hiện nay.
Ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào bán lẻ giúp đưa ra tín hiệu cũng như định hướng thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng hướng đến giảm sử dụng tài nguyên và giảm phát thải ra môi trường.
Các giải pháp về kinh tế tuần hoàn cần chú trọng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra tác động lan tỏa lên toàn bộ chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tập trung vào khâu thải bỏ, tái chế.
Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.