Khởi nghiệp
Khởi nghiệp cần nguồn tiền khôn ngoan
Quản trị lấy nhân sự làm lõi, quản trị tài chính khéo léo và khôn ngoan cùng với việc đề cao sự hiểu biết, kinh nghiệm, mối quan hệ và sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư trong hệ sinh thái là ba yếu tố quan trọng trong năm 2024 đối với các nhà khởi nghiệp nói riêng và những người làm kinh doanh nói chung.

Xu hướng dịch chuyển trong đầu tư mạo hiểm
Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư mạo hiểm tiếp tục chững lại trong năm 2023, đánh dấu mức giảm hai năm liên tiếp kể từ năm 2021. Trong chín tháng đầu năm 2023, tổng giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam chỉ đạt 427 triệu USD, giảm 13% và chạm mức thấp nhất kể từ năm 2018.
Theo các số liệu báo cáo của Do Venture và NIC, ngoại trừ các vòng đầu tư giai đoạn sau, số lượng giao dịch cũng đã giảm đáng kể ở các thương vụ với quy mô gọi vốn nhỏ và trung bình, với mức giảm đáng kể nhất là 50% trong các thương vụ có giá trị dưới 500 nghìn USD.
Cùng với đó, giá trị đầu tư cũng giảm rõ rệt ở các vòng đầu tư giai đoạn đầu, cho thấy sự thận trọng và khắt khe của các nhà đầu tư ngay cả với các khoản đầu tư quy mô nhỏ. Trong khi giá trị trung bình của các vòng Pre-A và Series A tiếp tục tăng lên, giá trị trung bình của các vòng Series B giảm 44%, cho thấy một sự thay đổi trong ưu tiên đầu tư giai đoạn này.
Nếu như trước đó khi đánh giá các cơ hội đầu tư tiềm năng, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng ưu tiên các tiêu chí như tốc độ tăng trưởng nhanh và số thị phần trong thị trường thì ngày nay khi làm việc với các đối tác quỹ đầu tư, đội ngũ Emakase nhận ra rằng góc nhìn của họ đã có xu hướng dịch chuyển.
Khi đánh giá một công ty, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố quyết định sự sống còn của công ty, ví dụ như bài toán đơn vị kinh tế (unit economics), biên độ lợi nhuận trên doanh thu, sự ổn định của dòng tiền, sử dụng chi phí tối ưu thay vì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt với các công ty ở giai đoạn đầu. Thế nên, các nhà sáng lập doanh nghiệp cần tư duy nhiều hơn để chứng minh mô hình tăng trưởng bền vững và con đường đi đến điểm hoà vốn/có lợi nhuận của startup của mình.
Hơn nữa, các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm hơn đến những tác động rộng lớn hơn khi lựa chọn các startup, họ tìm kiếm các dự án kinh doanh phù hợp với các hoạt động có trách nhiệm xã hội và đóng góp tích cực cho cộng đồng hoặc môi trường. Các startup giải quyết những thách thức xã hội quan trọng, chẳng hạn phát triển bền vững hoặc bất bình đẳng xã hội, sẽ dễ được cộng điểm trong mắt các nhà đầu tư.
Cuối cùng, mối quan hệ nhà sáng lập - nhà đầu tư là một điểm chạm cực kỳ then chốt. Nhìn qua có vẻ đơn giản, trong đó các nhà đầu tư nắm giữ ảnh hưởng về nguồn tài chính cho startup và nhà sáng lập thì tập trung vào việc đưa công ty đi về phía trước. Nhưng trong thực tế, bên cạnh việc tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính, những startup khôn ngoan sẽ đề cao sự hiểu biết, kinh nghiệm, mối quan hệ và sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư trong hệ sinh thái, thường được gọi là "nguồn tiền khôn ngoan".
Có được mối quan hệ với nhà đầu tư mang đến "nguồn tiền khôn ngoan" cũng là một thành tựu và chỗ dựa đáng tin cậy cho các startup trong giai đoạn khó khăn này.
Hàng loạt thách thức đang chờ đón
Bước sang năm mới 2024, các startup nói riêng và doanh nghiệp nói chung phải đối mặt với nhiều thách thức.
Một là thách thức công nghệ, ngành công nghiệp Việt Nam mặc dù đã liên tục thu hút được nhiều dự án công nghệ cao trị giá hàng tỷ USD trong suốt 15 năm qua từ các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty trong nước vẫn thấy mình nằm ngoài chuỗi sản xuất trực tiếp của các đại gia bán dẫn.
Nhiều thương hiệu công nghệ toàn cầu đã xây dựng nhà máy và mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực chất bán dẫn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đa phần bị phân tán và ít khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất.
Các doanh nghiệp trong nước cần tích cực chủ động học hỏi, nâng cao trình độ công nghệ và nhân lực, tiếp cận với các doanh nghiệp FDI để có thể tăng cơ hội nhận được nhiều lợi ích hơn từ chuỗi giá trị toàn cầu.
Hai là thách thức thị trường, một xu hướng quan trọng tiếp tục diễn ra trong năm 2024 là thắt chặt ngân sách, ở cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo khảo sát mới đây của PwC, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình.
Sau một giai đoạn biến động, các doanh nghiệp cũng trở nên thận trọng theo dõi và điều chỉnh chi tiêu để ứng phó với những bất ổn của thị trường. Điều này đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dòng tiền hiệu quả, đồng thời vẫn giữ các hoạt động trọng yếu diễn ra. Việc người tiêu dùng giảm sức mua đã dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh, tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh.
Ba là thách thức nguồn nhân lực, ngay từ giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024, hàng loạt công ty lớn, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, đã tiến hành một đợt sa thải nhân sự mới bước vào một giai đoạn khốc liệt hơn. Khi các công ty tập trung vào năng suất và tối ưu hoá những lĩnh vực họ có thể cắt giảm chi phí, thì các nhà quản lý cấp trung đương nhiên sẽ cảm nhận được sức nóng vì họ cũng là mục tiêu tiết kiệm chi phí đó.
Điều này dẫn tới một xu hướng mới với dòng luân chuyển nhân tài có tay nghề cao giữa các nước trong khu vực. Luân chuyển lao động là một đặc điểm nổi bật của thị trường lao động ASEAN, khi các nguồn nhân lực có tay nghề cao sẽ không bị giới hạn về mặt địa lý và thời gian khi tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp.
"Quản trị lấy nhân sự làm lõi"
Trong những giai đoạn khó khăn, một trong những yếu tố giúp những doanh nhân giữ được công ty đứng vững hay thậm chí phát triển là năng lực quản trị.
Trước hết, quản trị phải lấy nhân sự làm lõi. Trước những thách thức về lực lượng lao động nhiều mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nhân nên ưu tiên thực hiện các chính sách nhằm giải quyết các ưu tiên ngày càng tăng của nhân viên.
Một công việc có ý nghĩa và sự tin tưởng đối với nhà tuyển dụng là những yếu tố được săn đón, nhấn mạnh sự cần thiết của phương pháp lãnh đạo lấy con người làm trung tâm. Giữ chân nhân tài đòi hỏi phải nắm bắt được tính linh hoạt, minh bạch và công bằng. Nhận thức được sự kết hợp đa dạng giữa các thế hệ trong lực lượng lao động sẽ làm tăng thêm sự phức tạp, thúc giục người sử dụng lao động đáp ứng những kỳ vọng khác nhau.
Để thúc đẩy Việt Nam nâng cao chuỗi giá trị, trọng tâm mang tính chiến lược là các hoạt động có giá trị gia tăng cao và cải thiện năng suất đóng vai trò quan trọng. Đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ nổi lên như những ưu tiên hàng đầu, thúc đẩy một môi trường phù hợp với động lực thay đổi của lực lượng lao động.
Để đáp ứng sự thay đổi về ưu tiên nghề nghiệp của nhân viên, các doanh nhân nên thiết lập các chương trình kỹ năng đôi bên cùng có lợi nhằm mang lại lợi ích thực tế trong ngắn hạn và trung hạn. Kỹ năng cần được coi là một khoản đầu tư chiến lược để xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai, thay vì là giải pháp ngắn hạn cho những khoảng trống năng lực trước mắt.
Sự phổ biến của làm việc từ xa hoặc kết hợp ở châu Á - Thái Bình Dương cho thấy khả năng trở thành một xu hướng lâu dài. Các nhà lãnh đạo cần giải quyết rủi ro trong công tác quản trị nhân sự bằng cách áp dụng cách tiếp cận trao quyền, cho phép nhân viên chủ động sắp xếp công việc của họ, nên có sự tin tưởng trong việc hình thành các mối quan hệ bền vững.
Quản trị tài chính cần khéo léo và thực tế. Trong tình hình thị trường bấp bênh hiện nay, các nhà quản trị, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nâng cao năng lực quản trị tài chính đặc biệt khi chuẩn bị cắt giảm hoặc mở rộng quy mô.
Vì quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp có chức năng cơ bản là huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Doanh nghiệp sẽ không lập ra được một kế hoạch tài chính hiệu quả khi không tìm ra được đáp án cho câu hỏi: Đầu tư vào đâu và như thế nào là phù hợp nhất với mô hình kinh doanh với nguồn lực hiện có? Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào, với cơ cấu vốn như thế nào là tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
Quản trị bền vững ở PAN Group
Đưa ra một chiến lược phát triển bền vững từ rất sớm với điểm nhấn là khả năng thực thi mạnh mẽ, PAN Group đang vươn mình trở thành một trong những tập đoàn nông nghiệp xanh hàng đầu Việt Nam.
Quản trị bằng sự chân thành
Lần đầu tiên đến Việt Nam đảm nhận trọng trách đưa Hoiana Resort & Golf trở thành một khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp hàng đầu khu vực, vị doanh nhân 63 tuổi Steve Wolstenholme mang theo một bí quyết quản trị đặc biệt.
Quản trị bằng văn hóa là tương lai của quản trị
Khi mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực bị đảo lộn và nhiều niềm tin bị đổ vỡ thì doanh giới sẽ có xu hướng quay về với những giá trị cơ bản của con người, quay về với những giá trị phổ quát và những nguyên lý trường tồn, đó là lấy nhân bản làm nền tảng của quản trị. Mà nhân bản chính là hồn cốt của văn hoá và không một doanh nghiệp nào trở nên độc đáo, lớn mạnh và bền vững mà không quan tâm sâu sắc đến văn hoá và quản trị bằng văn hóa.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.