Khởi nghiệp
Khởi nghiệp có cần bằng cấp đại học?
Một số ý kiến cho rằng, học đại học hiện nay không còn mang nhiều giá trị. Rằng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, hay bầu Đức của Việt Nam bỏ học mà vẫn thành công, thì mình cần học làm gì?
Giáo dục trong thời gian gần đây là chủ đề gây ra không ít những tranh cãi, từ hệ thống thi cử, vấn đề điểm số, cho đến nội dung, chương trình học và cả văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Có không ít người tỏ ra mất niềm tin vào hệ thống giáo dục hiện tại, cũng như coi nhẹ việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều đáng nói ở đây là bằng cấp, kết quả, điểm số ngày càng trở nên không có giá trị trong mắt cả sinh viên và nhà tuyển dụng.
Chúng ta học để làm gì?
Một số ý kiến cho rằng, học đại học hiện nay không còn mang nhiều giá trị. Rằng Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, hay bầu Đức của Việt Nam bỏ học mà vẫn thành công, thì mình cần học làm gì? Rằng phần lớn những thứ học trong trường chẳng mấy khi áp dụng được trong thực tế. Vậy nên học ít, hay học nhiều đều như nhau.
Đàm luận về chủ đề này, ông Phạm Kim Hùng - người từng dành Huy chương vàng và bạc 2 năm liên tiếp trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế, tốt nghiệp đại học StanFord danh tiếng và hiện đang là Founder & CEO của Base.vn đã chia sẻ cùng TheLEADER.
Theo ông Hùng, đây là sai lầm phổ biến của nhiều người khi nghĩ về việc học. "Hãy đến các trường Ivy league và bạn sẽ hiểu sự cần mẫn, khắc nghiệt và hiếu học là như thế nào. Đừng ngạc nhiên khi biết rằng tất cả những trường đại học top đầu thế giới cũng sẽ dạy bạn những thứ chẳng thể nào áp dụng sau này trong cuộc sống", CEO Base.vn nói.
Trong các cuộc phỏng vấn, vị CEO thường bắt đầu với một câu hỏi dành cho các bạn sinh viên mới ra trường đi xin việc: "Em thấy học đại học như thế nào và có giúp ích cho em hay không?".
Mặc dù nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng tựu chung sẽ rơi vào một trong hai trường hợp: Các bạn điểm cao sẽ nói học đại học là tốt, là hữu ích, là cần thiết cho tương lai. Các bạn điểm thấp sẽ nói học đại học rất chán, phần lớn không giúp ích được gì nhiều, vì phải học các môn học vô bổ.
Theo CEO Base.vn, sự phân biệt quan điểm rõ ràng như vậy là điều dễ hiểu. Không chỉ bởi vì chương trình đại học ở Việt Nam quá dễ và không có tính phân loại cao, mà điều đáng nói hơn là kết quả của việc học (bằng cấp, kết quả, điểm số) ngày càng trở nên không có giá trị trong mắt cả sinh viên lẫn nhà tuyển dụng.
"Đây là điều rất tệ", ông Phạm Kim Hùng nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp, vị CEO cho rằng, nhiều đơn vị hiện nay phàn nàn về việc sinh viên ra trường buộc phải được đào tạo lại trước khi làm việc, thực ra là chuyện bình thường. Điều đáng bận tâm ở đây là sự chủ động, cũng như cách hành xử của các bạn sinh viên trước những trách nhiệm của chính mình.
Khá đông các bạn trẻ coi giảng đường đại học là một cấp 3+1, để được đi học, được dạy bảo, thay vì ý thức rằng đây là thời điểm quan trọng trước khi ra trường lập nghiệp, là cơ hội để người trẻ tự học, tự trau dồi năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân, và nó thuộc về trách nhiệm của chính người trẻ.
Suy cho cùng, học đại học để làm gì?
Nhìn từ kinh nghiệm bản thân, ông Hùng cho rằng, học đơn giản là việc riêng của mỗi cá nhân, giúp tư duy tốt hơn và tạo cơ hội cho chính bản thân mình.
Sở dĩ, đó là việc riêng vì nó chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chứ tuyệt nhiên không tạo ra bất kỳ giá trị gì cho những người khác. Chính vì thế, học thế nào, ra làm sao là chuyện mỗi người phải tự giải quyết và có trách nhiệm.
Trong cuốn sách Game Theory At Work, có đoạn: "Học tốt là một minh chứng điển hình cho sự kiên trì. Tôi và anh đều biết, nhiều môn học chẳng dùng được ở đâu, nhưng việc anh có thể hoàn thành một chương trình học rất khó với một điểm số cao thể hiện anh là một người kiên trì. Vì vậy anh sẽ luôn được trao nhiều cơ hội hơn người khác".
Nhưng cũng đừng nhầm lẫn và tự cho rằng "học giỏi" là giỏi. "Giỏi" chỉ có ý nghĩa khi anh tạo được giá trị cho người xung quanh.
Theo ông Phạm Kim Hùng, nhiều sinh viên "học giỏi" (điểm cao, giải quốc gia, quốc tế, học các trường top quốc tế) cho rằng mình "giỏi" và "phải được tạo điều kiện" hoặc cơ hội hoặc có được sự ủng hộ hơn những người khác.
Tất yếu, theo chọn lọc tự nhiên, những người như vậy sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng đến khi nào bạn trẻ vẫn giữ quan điểm "phải được thế" thì sớm muộn cũng sẽ thất vọng.
Kết quả học tập quan trọng tới đâu?
Ở bất kỳ thời điểm nào, kết quả học tập đều quan trọng dù không phải là thứ duy nhất quan trọng. Có nhiều cách khác nhau để có điểm số hoặc kết quả tốt, nhưng bất kỳ cách nào cũng đòi hỏi sự nỗ lực, mồ hôi và cố gắng không ngừng.
Rất nhiều chuyên gia nói về việc học để tự do tư tưởng, học ít, trải nghiệm nhiều, và phủ nhận sự quan trọng của điểm số. Ông Phạm Kim Hùng cho rằng, đây là một điều bất hợp lý, bất hợp lý như việc nhiều gia đình mặc nhiên coi trách nhiệm giáo dục thuộc về nhà trường.
Mặt khác, nhiều người làm chính sách thường loay hoay với việc sửa đổi chương trình sách giáo khoa: giảm tải chỗ này, tăng chỗ kia.
"Tôi nghĩ, đây là một sự tối ưu không hiệu quả. Điều cần hơn là làm thế nào để một tấm bằng đại học trở nên có giá trị và đáng trân trọng sau khi ra trường. Và làm sao để mỗi sinh viên khi ra trường hiểu rằng mình phải làm gì đó để tạo ra giá trị từ những điều mình được học, từ những kinh nghiệm kiến thức kỹ năng mình tích lũy", CEO Base.vn nói.
"Ở Việt Nam, thứ cần làm đầu tiên để đổi mới giáo dục là làm thế nào để giáo dục là một thứ "labels" ngày càng tốt lên, chứ không phải tình trạng như hiện nay. Khi đó thi cử (nghiêm túc, không hình thức) và một chương trình học có tính phân loại cao (đủ khó) là hai thứ cần phải ưu tiên nhất".
Hai quỹ ngoại rót 1,3 triệu USD vào startup công nghệ Base.vn
Ứng dụng chatbot của nhóm bạn 9x thu hút hơn 200.000 người dùng
Các đối tác của startup này đều là các tên tuổi lớn như: Viettel Post, Grab, Kokobay, Foody, Vnpay, Momo... Trong tương lai, nhóm có dự định gọi vốn vòng hạt giống khoảng 1,5 đến 2 triệu USD để mở rộng ra các thị trường Thái Lan, Philippines.
Việt Nam thiếu vắng startup Kỳ lân thời hậu VNG
Trở thành startup Kỳ lân là mục tiêu vươn tới của mọi công ty khởi nghiệp nhưng tại Việt Nam, 15 năm trở lại đây ngoài cái tên VNG chưa có thêm startup nào đạt tới đỉnh cao này. Điều gì đang thực sự diễn ra với "giới startup Việt"?
Chính thức: Startup công nghệ Việt Nam được miễn thuế 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo
Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ vừa được Chính phủ ban hành, nêu rõ nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng...
Hàng triệu USD được rót vào các startup Việt trong ngày đầu năm 2019
Liên tiếp là các khoản đầu tư hàng triệu USD vào các startup Việt Nam nổi bật như: Luxstay, WeFit, JAMJA, Finhay, TheBank.vn, KYNA... Mà đứng sau đó đều có bóng dáng của shark Dzung Nguyễn cùng quỹ đầu tư CyberAgent Capital Việt Nam.
Hà Nội thúc tiến độ triển khai loạt dự án trên 'đất vàng'
Việc để các dự án chậm triển khai, bên cạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương còn có trách nhiệm lớn thuộc các nhà đầu tư.
PVN xúc tiến nhập khẩu dầu thô với đối tác Trung Đông
PVN vừa đạt được thỏa thuận kinh doanh sản phẩm dầu khí cũng như ngỏ lời hợp tác với một số tập đoàn dầu khí hàng đầu khu vực Trung Đông.
Trải nghiệm Bảo tàng lịch sử quân sự bằng tính năng ảo hóa không gian của YooLife
YooLife vừa ra mắt tính năng ảo hóa không gian VR360 giúp người dân có thể trải nghiệm Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trên nền tảng số.
Giá điện: Tính đúng, tính đủ để dần xóa bỏ cơ chế bù chéo
Giá điện cần đảm bảo cách tính công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ để dần xóa bỏ cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng như hiện tại.
Rủi ro lạm phát cao hơn sau kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể tác động đáng kể đến kinh tế nước này, kéo theo ảnh hưởng trên các nền kinh tế khác toàn thế giới.
Lãi suất liên ngân hàng tăng cao nhất năm
Để giảm áp lực, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải bơm ròng hơn 23.600 tỷ đồng ra thị trường liên ngân hàng chỉ trong một ngày.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Dùng AI kiểm soát thương mại điện tử
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những biện pháp được ngành thuế áp dụng chống thất thu thuế trong thương mại điện tử.