Không chủ quan với thu hút FDI

Phạm Sơn Thứ tư, 17/03/2021 - 20:13

TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là công xưởng và thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để thực sự tận dụng được xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam là điểm sáng về thu hút FDI năm 2020. Ảnh: VGP.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính riêng năm 2020, Việt Nam thu hút được 2.522 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, với tổng vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD. Tổng số vốn thực hiện (bao gồm đăng ký mới và điều chỉnh bổ sung) đạt khoảng 21 tỷ USD, giảm 6,87% so với năm 2019.

So với mức tụt giảm kỷ lục 40% của dòng vốn đầu tư quốc tế, khả năng thu hút FDI của Việt Nam được đánh giá là tương đối lạc quan. Lý giải về điều này, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, khả năng khống chế đại dịch, cùng sự ổn định về vĩ mô và chính trị là yếu tố giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến cho dòng FDI trong bối cảnh khủng hoảng đa chiều.

“Các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực FDI vẫn duy trì sản xuất, duy trì xuất khẩu, tạo cho chúng ta một “tiếng lành đồn xa”, thể hiện qua việc nhiều dự án mở rộng quy mô sản xuất được thực hiện trong thời gian tới”, ông Bình nhận xét.

Đồng quan điểm với giám đốc Economica Việt Nam, ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam “đã thắng trong cuộc đua thu hút FDI”.

Tuy nhiên, theo đại diện WB, kết quả ấn tượng kể trên có thể một phần do “điểm trễ” trong đầu tư, tức là một phần vốn FDI thực hiện trong năm 2020 có thể đã được quyết định đầu tư từ năm 2019. Do đó, Việt Nam không nên chủ quan về những kết quả đã đạt được.

Tận dụng dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng

Những tác động từ thương chiến Mỹ Trung khiến các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng dịch chuyển địa điểm đầu tư. Đại dịch Covid-19 cũng khiến xu hướng ấy ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi, các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích. Những dự án đầu tư mới của Foxconn về lắp ráp sản phẩm của Apple mới đây là minh chứng rõ nét cho thấy điều này.

Không chủ quan với thu hút FDI
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì vai trò là công xưởng cũng như thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó “sẽ không có chuyện chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc”, mà chỉ là sự đa dạng hóa để tránh những rủi ro địa chính trị, rủi ro an ninh phi truyền thống.

Điều này được lý giải bởi những nỗ lực của Trung Quốc trong suốt một thời gian dài nhằm xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ sản xuất đạt đến trình độ cao mà các quốc gia khác khó có thể so sánh, theo Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS).

Như vậy, để tận dụng xu thế dịch chuyển chuỗi, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa, với trọng tâm chính sách hướng tới các ngành công nghiệp phụ trợ.

Ông Lộc nhận xét, điều này không hề đơn giản mà cần một chiến lược cụ thể, dài hạn, chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết về mặt bằng, không gian cho nhà đầu tư cũng như dịch vụ và hệ sinh thái đầu tư.

Chiến lược này cần được xây dựng theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài từ rất lâu trong nền sản xuất, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tạo thêm cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới.

Để làm được điều này, theo lãnh đạo VCCI, cần chọn lọc kỹ lưỡng những dự án đầu tư, tránh hiện tượng chạy đua về con số. Ông Lộc cũng đề xuất Chính phủ xem xét, xây dựng và ban hành luật về công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.

Bên cạnh việc thu hút FDI, Việt Nam cũng không thể bỏ qua những doanh nghiệp nội mà phải có chính sách hỗ trợ hiệu quả để định vị những doanh nghiệp lớn trở thành những “đại bàng nội”, dẫn dắt tiến trình phát triển.

“Thu hút FDI không cần số lượng, doanh số hay xuất khẩu mà vấn đề chính là phải được nâng cấp, chọn lọc để đạt được mục tiêu 2045 mà Chính phủ đưa ra”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  4 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị GPBank

Hồ sơ quản trị -  4 phút

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  29 phút

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  2 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  2 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  5 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  6 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Đọc nhiều