Khu công nghiệp Bắc Ninh kín khách thuê

An Chi Thứ bảy, 04/12/2021 - 08:52

Nguồn cung tại Bắc Ninh không còn nhiều và các dự án mới được phê duyệt đều đang được triển khai một phần. Tuy nhiên, nhu cầu tại đây vẫn rất lớn đi kèm với giá thuê sẽ tăng cao, tiệm cận với giá thuê tại Hà Nội.

Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022

Đại dịch đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong quýIII/2021, đặc biệt là ở các địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn sau những đợt giãn cách xã hội kéo dài.

Theo báo cáo của Savills, sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 trên cả nước giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm sâu nhất kể từ tháng 7, sau khi giảm 7,5% vào tháng 9. Sản lượng công nghiệp giảm 4 tháng liên tiếp từ tháng 7 đến tháng 10/2021, nhất là trong bối cảnh ca nhiễm Covid tăng cao cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bất chấp những thách thức đặt ra bởi tình hình đại dịch, tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp ở một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc nhìn chung vẫn ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn khu vực là 87% trên tổng diện tích đất khu công nghiệp và diện tích cho thuê 20.567 ha, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bắc Ninh và Hà Nội tiếp tục là hai thị trường dẫn đầu toàn khu vực.

Với 15 dự án, Bắc Ninh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với tổng diện tích khu công nghiệp là 5.797 ha và đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình năm 2021 là 99%. Đây cũng là tỉnh có nhiều dự án được phê duyệt nhất trong quý I/2021 với 5 khu công nghiệp sắp triển khai. Nổi bật nhất là khu công nghiệp Quế Võ III có diện tích 208 ha với tổng vốn đầu tư 121 triệu USD hay khu công nghiệp Gia Bình II diện tích 250 ha với 172 triệu USD tổng vốn đầu tư. 

Sản xuất công nghiệp khởi sắc hậu giãn cách

Tương tự, nguồn cung nhà xưởng và nhà kho của Bắc Ninh cũng cao hơn toàn vùng ở mức 10,25% so với tổng nguồn cung của cả nước. Theo sau là Hải Phòng đạt 7,61%, Hải Dương 4,78% và Thái Nguyên 4,61%.

Tiếp đến là Hà Nội, khu vực này chứng kiến tỷ lệ lấp đầy tăng nhẹ 1%, đạt 91% với 13 dự án và đứng thứ hai toàn vùng. Hải Dương với sức tăng là 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tỷ lệ lấp đầy là 86% với 10 dự án. Vĩnh Phúc và Hưng Yên cùng ở mức cao hơn là 88%.

Xét về giá thuê, việc hạn chế đi lại và tỷ lệ lấp đầy tương đối ổn định đã khiến giá cả ít leo thang hơn so với giai đoạn 2018-2020. Trung bình, giá thuê đất tăng 9,89% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 100 USD/m2. Giá tại Hà Nội vẫn chiếm vị trí cao nhất với giá đạt 129 USD/m2. 

Các thị trường khác ghi nhận mức giá tăng với Bắc Ninh là 106 USD/m2, Hải Phòng tăng thành 101 USD/m2 và Hải Dương đạt 79 USD/m2. Hưng Yên có mức tăng mạnh nhất, đạt mức 22% so với cùng kỳ năm ngoái và giá là 101 USD/m2.

Theo ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam, “Những nhà phát triển công nghiệp đã không thể cho thuê nhiều bất động sản như dự kiến bởi các nhà đầu tư nước ngoài và khách thuê không thể trực tiếp tham quan, lựa chọn và ký hợp đồng cho thuê dịch vụ này. Tuy nhiên, năm 2021 có nhiều nguồn cung bất động sản công nghiệp do sự ra đời của các khu công nghiệp và dự án mới".

Nếu như năm 2020, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, những hiệp định tự do thương mại FTA đã tạo ra làn sóng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc của các công ty đa quốc gia; đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chuỗi giá trị. Đến năm 2021, việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã làm chậm sự di dời hoạt động khỏi Trung Quốc như dự kiến. Tuy nhiên, các nhà phát triển tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022; khách thuê và nhà đầu tư cũng sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung mới khi nhiều lệnh giãn cách được dỡ bỏ.

Theo ông John, phần lớn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2021 đến từ các sản phẩm có giá trị gia tăng như điện thoại, máy tính và thiết bị điện tử. So sánh với vốn FDI 10 năm trước rõ ràng nhận thấy Việt Nam đang phát triển theo một chuỗi giá trị.

Xét về vốn FDI, trong 9 tháng đầu năm, miền Bắc nhận được nhiều đăng ký mới nhất trong lĩnh vực sản xuất lớn nhất với 3,99 tỷ USD (chiếm hơn 72,92%), theo sau là miền Nam với 1,06 tỷ USD, chiếm 19,44%, miền Trung đạt 7,63%, tương đương 418 triệu USD. Xét riêng vốn đầu tư FDI của vùng khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, thiết bị điện chiếm 18% trong khi đó, sản phẩm máy tính và điện tử nhận được 16%.

Tính đến hết Quý 3/2021, Quảng Ninh có vốn FDI đăng ký mới ngành sản xuất nhiều nhất với 935 triệu USD, chiếm 17,08% tổng số vốn. Theo sau là Vĩnh Phúc với 693 triệu USD, chiếm 12,67% và Bắc Giang đạt 597 triệu USD, tương đương 10,91%. Bắc Ninh ở vị trí khiêm tốn hơn với 5,38%.

Ông Lê Huy Đông, Quản lý Bộ phận Dịch vụ bất động sản công nghiệp, Savills Hà Nội nhận định: “Nguồn cung tại Bắc Ninh không còn nhiều và các dự án mới được phê duyệt đều đang được triển khai một phần. Tuy nhiên, nhu cầu tại đây vẫn rất lớn đi kèm với giá thuê sẽ tăng cao, tiệm cận với giá thuê tại Hà Nội. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh là một điểm sáng mới bên cạnh Hưng Yên, Bắc Giang, và Hải Dương. 

Đây là khu vực có rất nhiều ưu thế về tài nguyên và vị trí thuận lợi. Quảng Ninh vừa có đường biên trên bộ và trên biển, cảng biển nước sâu và sân bay Vân Đồn đang được xây dựng. Hơn nữa, khoảng cách của Quảng Ninh so với Hà Nội sẽ còn được rút ngắn khi các cây cầu được xây dựng xong".

Một trong những điểm thu hút của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nằm ở mạng lưới giao thông phát triển, đất công nghiệp đắc địa được hỗ trợ bởi sự phát triển của nhiều cơ sở hạ tầng mới. Tại Hà Nội, các dự án trọng điểm đang được thi công và dự kiến hoàn thiện vào năm 2022 bao gồm đường vành đai 2, tuyến metro số 3, đường nối cầu Thượng Cát với quốc lộ 32 và cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2). Tầm nhìn tới năm 2030, thành phố sẽ mở rộng sân bay Nội Bài, xây dựng thêm đường vành đai, các tuyến metro, và bổ sung 6 cây cầu mới, giúp giao thông di chuyển trong thành phố thuận tiện hơn.

Nhìn chung, tiềm năng phát triển của các khu công nghiệp miền Bắc là rất lớn. Theo ông Đông, mặc dù miền Nam là đầu tàu kinh tế của Việt Nam nhưng các doanh nghiệp FDI mới vào Việt Nam sẽ có sự cân nhắc tìm kiếm đất thuê ở khu vực miền Bắc do mức giá thuê hợp lý hơn và nguồn cung tương lai tương đối dồi dào.


Sản xuất công nghiệp hồi phục rõ nét

Sản xuất công nghiệp hồi phục rõ nét

Tiêu điểm -  2 năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tăng 5,5% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp mà chỉ số này ghi nhận tăng trưởng.
Sản xuất công nghiệp hồi phục rõ nét

Sản xuất công nghiệp hồi phục rõ nét

Tiêu điểm -  2 năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tăng 5,5% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp mà chỉ số này ghi nhận tăng trưởng.
'Khu công nghiệp chỉ quanh 100ha sẽ rất khó đón đại bàng'

'Khu công nghiệp chỉ quanh 100ha sẽ rất khó đón đại bàng'

Tiêu điểm -  3 năm

Việc xây dựng và ban hành một nghị định thay thế Nghị định 82 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được nhiều doanh nghiệp cho là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ những nhà đầu tư lớn và dự án chất lượng cao.

Bất động sản phụ trợ khu công nghiệp là đòn bẩy phát triển kinh tế địa phương

Bất động sản phụ trợ khu công nghiệp là đòn bẩy phát triển kinh tế địa phương

Bất động sản -  3 năm

Những nhược điểm trong mô hình khu công nghiệp cũ đã sớm bộc lộ khi thủ phủ công nghiệp phía Nam bị Covid-19 “tấn công”. Do vậy, đã đến lúc quy hoạch lại các khu công nghiệp theo hướng đồng bộ với khu đô thị phụ trợ.

‘Nhân bản’ dòng tiền đầu tư nhờ bất động sản phụ trợ công nghiệp tại Thanh Hóa

‘Nhân bản’ dòng tiền đầu tư nhờ bất động sản phụ trợ công nghiệp tại Thanh Hóa

Bất động sản -  3 năm

Sự sôi động của thị trường bất động sản Thanh Hóa trong thời gian qua đã thu hút giới đầu tư cả nước. Thay vì hưng phấn tham gia vào những cuộc đua tăng trưởng nóng, nhiều nhà đầu tư đã chọn cách “đánh” vào những thị trường mới như Bỉm Sơn để đón “đầu sóng” bất động sản phụ trợ khu công nghiệp.

Một doanh nghiệp đề nghị đầu tư 5 cụm công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng tại Hưng Yên

Một doanh nghiệp đề nghị đầu tư 5 cụm công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng tại Hưng Yên

Bất động sản -  3 năm

Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư 5 dự án CCN tại Hưng Yên liên quan nhiều đến đại gia Đặng Thành Tâm.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  22 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.