Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư 5 dự án CCN tại Hưng Yên liên quan nhiều đến đại gia Đặng Thành Tâm.
Sở Công thương tỉnh Hưng Yên vừa báo cáo đề nghị UBND tỉnh xem xét, bổ sung 5 dự án cụm công nghiệp (tổng diện tích 375ha) vào quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng tới 2030.
5 cụm công nghiệp (CCN) được đề nghị bổ sung vào quy hoạch gồm: Kim Động, Chính Nghĩa, Ân Thi, Đặng Lễ, Kim Thi. Lý do bổ sung là do CCN trên địa bàn huyện Kim Động và Ân Thi hiện không đủ đáp ứng nhu cầu đất để phát triển công nghiệp ngày càng lớn, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng mức đầu tư của mỗi CCN là khoảng 828 tỷ đồng. Cơ cấu vốn gồm: vốn tự có nhà đầu tư khoảng 168 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư dự án), còn lại vốn vay, vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
CCN Kim Động (diện tích khoảng 75ha tại địa bàn 2 huyện Kim Động và Ân Thi) thu hút các dự án theo các ngành nghề: Sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô (động cơ và chi tiết động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu…), dự án sử dụng tiết kiệm năng lượng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường. Dự án chia ra 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư từ quý II/2021, thực hiện đầu tư từ quý IV/2021 đến quý IV/2024, quản lý khai thác dự án từ quý IV/2024. Trong đó tiến độ đầu tư hạ tầng từ quý IV/2021 đến quý IV/2024.
Các cụm CCN còn lại như Chính Nghĩa, Ân Thi, Đặng Lễ, Kim Thi đều có chỉ số diện tích, quy mô vốn lẫn tiến độ tương tự.
Theo thẩm định của cơ quan chức năng sở tại, nhà đầu tư là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án xây dựng dân dụng, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh khác.
Các dự án đều do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên đăng ký làm chủ đầu tư. Công ty này đăng ký kinh doanh lần đầu vào tháng 2/2021, đặt trụ sở tại TP. Hưng Yên, vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng.
Các cổ đông sáng lập gồm Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (nắm 60% vốn); Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (30%) và Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng (10%), do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Số dư tài khoản thanh toán của Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên xác nhận tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là 1.800 tỷ đồng vào ngày 6/5/2021.
Đồng thời, xác nhận các nghị quyết hội đồng quản trị (cùng ngày 3/2/2021) của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP; Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng về việc tham gia góp vốn và cử người đại diện quản lý phần vốn góp vào Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cũng cam kết cho vay 3.300 tỷ đồng để thực hiện 5 dự án CCN nói trên vào ngày 26/4/2021 (mỗi CCN được cam kết cho vay để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 660 tỷ đồng).
Hiện tại, địa bàn huyện Kim Động giai đoạn đến năm 2020 có 3 CCN được quy hoạch gồm: Lương Bằng – Hiệp Cường, Vũ Xá 1, Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân. Trong đó, CCN Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân (thành lập tháng 7/2020 với diện tích 75ha). Trong hồ sơ có 8 doanh nghiệp đăng ký thuê đất tổng diện tích là 83ha, chiếm tỷ lệ 100% đất công nghiệp. Đồng thời, ngày 26/4/2021, UBND huyện Kim Động đã có tờ trình về việc đưa 2 CCN Vũ Xá 1, Lương Bằng – Hiệp Cường ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn đến năm 2020 có 5 CCN được quy hoạch gồm: Văn Nhuệ, Vân Du – Quang Vinh, Quảng Lãng – Đặng Lễ, Phù Ủng, Đa Lộc. Trong đó, có 3 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập gồm Quảng Lãng – Đặng Lễ diện tích 75ha, hiện có 1 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh tiếp nhận đầu tư.
Đồng thời, trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN có 10 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 47ha chiếm tỷ lệ trên 90% đất công nghiệp); CCN Vân Du – Quang Vinh diện tích 45ha, tại vị trí CCN hiện có 12 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh tiếp nhận, trong đó có 9 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, tổng diện tích là 32,5ha, chiếm tỷ lệ trên 93% đất công nghiệp; CCN Văn Nhuệ diện tích 50ha, trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN có 3 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 22ha, chiếm tỷ lệ trên 60% đất công nghiệp.
Còn lại CCN Phù Ủng, Đa Lộc đã thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập (Trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN Phù Ủng có 2 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 23ha, chiếm tỷ lệ trên 85% đất công nghiệp; hồ sơ đề nghị thành lập CCN Đa Lộc có 7 doanh nghiệp đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 37ha, chiếm tỷ lệ trên 75% đất công nghiệp.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.