Bất động sản
Khu công nghiệp trước áp lực 'xanh'
Các khu công nghiệp buộc phải đầu tư theo hướng chuẩn xanh hoặc chuyển đổi xanh nếu không muốn đánh mất lợi thế cạnh tranh hoặc tụt hậu so với đối thủ.
Các khu công nghiệp không thể mãi phát triển theo mô hình “may sẵn”, tức là tạo quỹ đất, hoàn thiện hạ tầng kết nối, thu hút doanh nghiệp đến thuê đất mà phải chuyển sang “may đo” để phù hợp với từng lĩnh vực, phát triển xanh để tạo thành một hệ sinh thái bền vững. Đây là bước đi phù hợp với cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26 là sẽ đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Xu thế chung
Tập đoàn Lego (Đan Mạch) cuối năm 2022 đã động thổ dự án xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP III) tại thị xã Tân Uyên (Bình Dương) với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD.
Việc được một tập đoàn đa quốc gia có những tiêu chí khá ngặt nghèo về phát triển xanh lựa chọn làm nơi “xây tổ” chứng tỏ VSIP Group đã có sự chuẩn bị từ trước đó.
Thực tế khu công nghiệp VSIP III được VSIP Group thiết kế theo hướng tích hợp công nghệ thông minh cho các hoạt động, từ việc sử dụng năng lượng, nước, chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh. Ngoài ra, VSIP III còn dành 50ha làm trang trại năng lượng mặt trời tại chỗ với mong muốn mang lại độ tin cậy và lợi ích bền vững trong việc cung cấp điện cho các khách hàng lớn.
“VSIP III đánh dấu sự thay đổi đáng kể của VSIP Group trong việc chuyển đổi xanh để phát triển bền vững hơn. Cụ thể, các thiết bị thông minh sẽ mang lại sự an toàn và hiệu quả cho các khách hàng cùng người lao động tại khu công nghiệp”, ông Teo Ban Seng đồng Chủ tịch VSIP Group từng cho biết.
Là khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam phát hành báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG), ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Shinec, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tiết lộ mục tiêu của việc này là để đón dòng vốn xanh.
Trong khi nghị định 35 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chưa có thông tư hướng dẫn nên không có tiêu chí để làm căn cứ công nhận là khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh.
Do đó ông Điệp đã quyết định lấy các tiêu chuẩn của ESG về khu công nghiệp làm nền tảng. Bởi vì trong ESG có ba thành phần là môi trường, xã hội và quản trị nên đây là tiêu chí để một khu công nghiệp có thể được chứng nhận phát triển bền vững.
Hơn nữa, ESG cũng đáp ứng được những yêu cầu của đa số nhà đầu tư nên giúp họ dễ lựa chọn điểm đến. Do đó, ông Điệp cho rằng, các khu công nghiệp muốn có lợi thế hơn trước đối thủ trong việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia thì buộc phải thực hành ESG.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Shinec thì để ra được báo cáo ESG không phải đơn giản, vì có rất nhiều tiêu chuẩn phải tuân thủ.
Đơn cử như hệ thống thoát nước thải của Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền khi được xây dựng năm 2008 dùng ống bê tông nhưng qua thời gian hoạt động và tác động của phương tiện giao thông khiến một vài chỗ nối bị lệch, nước rò rỉ ra ngoài nên không đạt. Trong bối cảnh đó, Shinec buộc phải xây dựng lại hệ thống thoát nước thải và dùng ống Nhựa Tiền Phong mới đạt tiêu chuẩn.
Chỉ là một trong những tiêu chí của ESG nhưng Shinec đã phải đầu tư mấy chục tỷ đồng nhưng vẫn quyết tâm làm và mất chín tháng mới ra được báo cáo ESG cho khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Nhưng khi đã có ESG thì các nhà đầu tư sẽ tự tìm đến, dù giá thuê đất của Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có cao hơn.
Trên phạm vi quốc tế, ông Michael Piro, Tổng giám đốc Tập đoàn Indochina Capital nhận thấy nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ hầu như đều có các cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050 nên các khu công nghiệp xanh, nhà xưởng xanh là ưu tiên lựa chọn của họ. Với các khu công nghiệp ở Việt Nam nếu muốn thu hút được khách thuê lớn là các tập đoàn này thì buộc phải chuyển đổi xanh.
Ông Trương Anh Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách an toàn, sức khỏe, môi trường và cộng đồng, Công ty NS BlueScope Việt Nam cho rằng, không chỉ các khu công nghiệp mà doanh nghiệp sản xuất cũng phải chuyển đổi xanh.
Bởi vì không chỉ khách quốc tế, mà một số khách hàng tại Việt Nam của BlueScope cũng đã yêu cầu cung cấp những tiêu chuẩn liên quan đến việc sản xuất. Họ muốn kiểm tra về mức độ phát thải trên mỗi tấn thép hay yêu cầu xem báo cáo ESG. Chính những yêu cầu này, theo ông Hải sẽ thôi thúc hành trình chuyển đổi xanh diễn ra nhanh hơn và không thể đảo ngược.
Nhiều rào cản
Dù mang nhiều lợi ích rõ ràng nhưng theo bà Đỗ Ngọc Diệp (phụ trách chương trình công trình xanh và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, IFC Việt Nam) cho rằng, các doanh nghiệp, khu công nghiệp chuyển đổi xanh đang phải đối mặt với không ít thách thức.
Trước hết là chi phí ban đầu cao, bởi việc triển khai công nghệ và hạ tầng xanh đòi hỏi đầu tư lớn. Điều này đang là rào cản đối với nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dưới góc nhìn của đơn vị nghiên cứu, bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn JLL Việt Nam nhận thấy khó khăn đầu tiên mà các khu công nghiệp gặp phải khu chuyển đổi xanh là việc thiếu quy trình triển khai toàn diện và khung pháp lý hỗ trợ.
Đơn cử như việc chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái hoặc phát triển khu công nghiệp sinh thái đều thiếu những quy định cụ thể.
Hệ thống pháp luật liên quan đến khu công nghiệp sinh thái vẫn chưa được đầy đủ, đồng bộ. Các yêu cầu về khu công nghiệp xanh, thông minh được vẫn còn nằm rải rác trong nhiều bộ luật, quy định khác nhau nên việc thực hiện còn khó khăn.
Ngoài ra, quy chuẩn hướng dẫn về tuần hoàn, tái sử dụng chất thải chưa được quy định rõ. Các cơ quan còn có sự nhầm lẫn trong việc quy định quản lý việc sử dụng lại chất thải công nghiệp. Luật pháp còn đang quy định chất thải phải được quản lý bởi các đơn vị chuyên môn thay vì trở thành nguyên liệu thô cho các nhà máy lân cận.
Việt Nam cũng chưa có chính sách hỗ trợ về thuế, thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận doanh nghiệp sinh thái, nhà phát triển hạ tầng công nghiệp để khuyến khích triển khai, xây dựng khu công nghiệp đạt chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
Việc thiếu các chính sách ưu đãi tài chính khiến các nhà phát triển chưa đủ động lực theo đuổi các sáng kiến có lợi cho môi trường.
Becamex IDC và Sembcorp muốn phát triển 5 khu công nghiệp xanh
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.