Kido đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 2,5 lần

Trần Anh Thứ tư, 19/06/2024 - 13:55

Sáng ngày 19/6, Tập đoàn Kido (Kido) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Tập đoàn đặt kế hoạch doanh thu năm nay ở mức 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, lần lượt tăng 50% và gấp 2,5 lần so với năm ngoái.

Ban lãnh đạo Kido nhận thấy nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, nhu cầu thấp trong nước kéo sức cầu giảm nhưng kinh tế sẽ dần phục hồi trong năm 2024. Kết hợp cùng lợi thế vững chắc từ nền tảng sản xuất và hệ thống kênh phân phối, Kido tự tin sẽ đạt kế hoạch đề ra.

Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch hành động, phân hóa cụ thể vai trò cho từng mảng kinh doanh cốt lõi (dầu ăn - bơ; gia vị; bánh và bánh bao) kem; đồng thời tận dụng nguồn sức mạnh nội tại.

Cụ thể, với ngành dầu ăn - bơ; Kido sẽ tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu; chủ động dẫn dắt và phát triển đa dạng hóa danh mục sản phẩm; tập trung khai thác tối đa kênh bán lẻ, tạo không gian nhằm gia tăng thị phần, rút ngắn khoảng cách so với các đối thủ.

Đồng thời, Công ty sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường tại từng khu vực; tăng cường các hoạt động xây dựng thương hiệu, tiếp tục mở rộng kênh phân phối và đẩy mạnh mở rộng thị phần để trở thành đơn vị đứng đầu ngành.

Thông qua nền tảng phân phối sâu rộng và thương hiệu vững mạnh, Kido hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dầu ăn ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu ngành bơ tại Việt Nam.

Với ngành hàng gia vị, gồm gia vị thiết yếu; gia vị tiện lợi và thực phẩm khô, đây là ngành hàng chiến lược của Kido trong việc hiện thực hóa chiến lược “Lấp đầy gian bếp Việt”. Sau đợt ra mắt chính thức của ngành hàng vào tháng 12/2023 với những sản phẩm nước mắm và hạt nêm, trong năm 2024, Kido sẽ đa dạng hóa danh mục sản phẩm và ngành hàng gia vị thiết yếu như nước mắm, hạt nêm, nước tương, bột gia vị…

Với ngành hàng bánh, Tập đoàn sẽ mở rộng phân khúc giá, phân khúc sản phẩm, tiếp tục tìm kiếm những dòng sản phẩm ngon của thế giới, phân phối thông qua thương hiệu Kido. Tập trung chiến lược ngon, khẩu vị khác biệt, tối ưu giá thành.

Riêng với mặt hàng bánh bao, sau thương vụ M&A Thọ Phát, Kido đã thực thiện loạt hoạt động chuyển đổi trong nội bộ doanh nghiệp để tương thích với cấu trúc, xây dựng Thương hiệu Thọ Phát và Mỹ Hương đáp ứng được yêu cầu đại diện cho ngành hấp và các phân khúc thị trường khác.

Chiến lược của tập đoàn là mở rộng thị trường ra Miền Trung và Miền Bắc, xây dựng hệ thống 1.000 đại lý tại 63 tỉnh thành, phát triển 50.000 điểm bán, đặc biệt là phát triển hệ thống miniBAO với 12.000 cửa hàng, xây dựng “kênh độc quyền” chỉ có ở Kido Group.

Kido đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 2,5 lần
Chủ tịch Trần Kim Thành tự tin với chiến lược mở rộng. Ảnh: KDC

Cuối cùng, với ngành hàng kem, chiến lược phát triển năm 2024 tập trung vào 3 mũi nhọn chính gồm tập trung tăng trưởng tối đa ở thị trường To-Go; mở rộng và phát triển nhanh ở thị trường kem tại nhà; và thâm nhập vào thị trường xuất khẩu.

Song song, dựa trên nền tảng và chuỗi giá trị cốt lõi, Kido sẽ triển khai chiến lược mở rộng các ngành hàng khác như giải khát, “sữa chua đông lạnh” (ice-cream yogurt) và “bánh đông lạnh” (frozen bakery).

Bên cạnh đó, dự án xúc tiến thương mại “Entertainment to E-Commerce - E2E” trên nền tảng TikTok sẽ tiếp tục được Kido đẩy mạnh nhằm triển khai các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, thử thị trường, nắm bắt hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt phát triển doanh số cho các ngành hàng thông qua hình thức livestream.

Năm ngoái, tập đoàn Kido ghi nhận doanh thu ở mức 8.650 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế thu 323 tỷ đồng. Tập đoàn dẫn đầu ngành kem lạnh tại Việt Nam bằng thị phần đến 47% với hai thương hiệu chính là Merino và Celano; xếp thứ hai ngành dầu ăn với các thương hiệu Tường An, Marvela, Olita; dẫn đầu ngành bơ thực vật với gần 75% thị phần, đứng đầu sản xuất bánh bao với thương hiệu Thọ Phát...

Với kết quả đạt được, Công ty muốn dành phần lớn lợi nhuận để chia cổ tức bằng tiền mặt 6%, tương đương với số tiền chi ra hơn 160 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức cho năm 2024 sẽ tăng lên 12% bằng tiền.

Kido đã chốt quyền chia toàn bộ 22,5 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ cho cổ đông hiện hữu (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận được 8,42 cổ phiếu).

KIDO nhảy vào thị trường nước mắm, hạt nêm

KIDO nhảy vào thị trường nước mắm, hạt nêm

Doanh nghiệp -  8 tháng
Nằm trong chiến lược xây dựng và trở thành tập đoàn số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, sau khi mua lại 68% cổ phần Thọ Phát, KIDO tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook, hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” thông qua những sản phẩm dinh dưỡng, tiện lợi, an toàn, độc đáo.
KIDO nhảy vào thị trường nước mắm, hạt nêm

KIDO nhảy vào thị trường nước mắm, hạt nêm

Doanh nghiệp -  8 tháng
Nằm trong chiến lược xây dựng và trở thành tập đoàn số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, sau khi mua lại 68% cổ phần Thọ Phát, KIDO tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook, hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” thông qua những sản phẩm dinh dưỡng, tiện lợi, an toàn, độc đáo.
Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  3 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  3 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  12 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  12 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  13 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.