Phát triển bền vững
Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Thủy sản là ngành nông nghiệp mũi nhọn của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 nhấn mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản và trái cây, giảm tỷ trọng lúa gạo, như một phương án nâng cao giá trị cũng như khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông nghiệp miền Tây.
Tuy nhiên, nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng là ngành phát sinh ô nhiễm môi trường, với nhiều loại phát thải như nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong đó, ngành chế biến thủy sản được xếp vào mức III , tức là mức cao nhất trong danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được ban hành kèm với Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải sản vào năm 2020, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ mỗi 1 tấn tôm thành phẩm sẽ thải ra 0,75 tấn phế thải. Con số này là 1,8 tấn và 8 tấn phế thải tương ứng với 1 tấn cá tra phi lê và 1 tấn nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò…).
Nước thải cũng là vấn đề lớn của ngành thủy sản khi có chỉ số ô nhiễm ở mức cao, đặc biệt đối với các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất thủy sản.
Từ những thực tế đó, Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 được ban hành với mục tiêu chung là kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm; giải quyết sự cố môi trường; phát triển nguồn lợi thủy sản; giảm nhẹ phát thải nhà kính; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn cho ngành thủy sản.
Trong đó, điều tra đánh giá thực trạng, đề xuất, xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Đề án. Nhiệm vụ này do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp thực hiện với Bộ Tài nguyên và môi trường, chính quyền địa phương, các hiệp hội nghề, tổ chức phát triển và cộng đồng doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn là giải pháp hiệu quả giúp ngành thủy sản vừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, vừa tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn. Một số mô hình thực tế của cộng đồng doanh nghiệp đã minh chứng cho điều đó.
Lấy ví dụ, nhiều công ty thủy sản lớn như Sao Mai, Vĩnh Hoàn, Việt Nam Food… đang đầu tư nghiên cứu và phát triển mảng chế biến những phụ phẩm của cá tra như dầu cá, bột cá, da cá tạo ra những dòng sản phẩm như dầu ăn cao cấp, thực phẩm chức năng…
Một phụ phẩm khác của ngành thủy sản là vỏ tôm hiện nay cũng đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung khai thác, chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao như dầu tôm, chitin, chitosan…
Vỏ tôm, dầu cá, da cá tra hay nhiều loại phụ phẩm khác đang được doanh nghiệp gọi là “mỏ vàng” của ngành thủy sản, đem lại giá trị thậm chí còn có thể cao hơn cả sản phẩm chính.
Bên cạnh đó, mô hình tận dụng phụ phẩm, chất thải từ nuôi trồng thủy hải sản để kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡng của rừng ngập mặn ven biển cũng đã được áp dụng tại một số địa phương và cho thấy kết quả tích cực.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh
Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản được dự báo tăng vọt trong quý II
Tiếp nối đà tăng kỷ lục trong quý I, xuất khẩu thuỷ sản được dự báo quý II sẽ đạt 2,8 – 3 tỷ USD, tăng khoảng 36 - 38% so với cùng kỳ năm trước.
Thủy sản Việt Nam sớm gỡ thẻ vàng
Sắp tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tổ chức đoàn công tác thực địa để ghi nhận những kết quả của Việt Nam trong nỗ lực chống khai thác thủy sản IUU.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.