Lạm phát có thể vượt trần

Phạm Sơn Thứ sáu, 13/05/2022 - 09:08

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dự báo lạm phát năm 2022 sẽ rơi vào khoảng 4 – 4,5%; lạm phát năm 2023 rơi vào khoảng 5 – 5,5%.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

4 tháng đầu năm, CPI tăng ở mức 2,1% so với cùng kỳ. Đây là thành công đáng ghi nhận của công tác kiểm soát lạm phát, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang xảy ra nhiều biến động bất ổn.

Tuy nhiên, những yếu tố bất ổn vẫn còn tiếp diễn khó lường. Giá nhiều loại đầu vào thiết yếu như phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu… vẫn tăng mạnh; cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, những yếu tố này sẽ gây ra áp lực lớn cho điều hành chính sách năm 2022 và cả năm 2023.

Mục tiêu duy trì mức lạm phát dưới 4% để đảm bảo ổn định vĩ mô cũng gặp phải thách thức không nhỏ. Ông Lâm chỉ ra 3 yếu tố chính tác động tới tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới.

Yếu tố đầu tiên, cũng là yếu tố tác động sâu sắc nhất là những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy bởi cuộc xung đột tại Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt các quốc gia áp đặt lên Nga.

Trong bối cảnh đó, nước láng giềng và là đối tác thương mại chính của Việt Nam là Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược “zero Covid-19”, khiến nguồn cung ứng càng thêm khan hiếm.

Thứ hai, giá cả nguyên, nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu. Theo ông Lâm, với độ mở lớn, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm là giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng hơn 2%. Rủi ro nhập khẩu lạm phát ngày càng hiện hữu khi các đối tác quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc, EU… đều được dự báo lạm phát mạnh.

Thứ ba, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi với việc triển khai gói tài khóa trị giá 350 nghìn tỷ đồng khiến tổng cầu tăng đột biến. 

Nhiều áp lực để giữ mục tiêu lạm phát dưới 4%

Từ những yếu tố nói trên, ông Lâm dự báo, năm 2022, lạm phát rơi vào khoảng 4 – 4,5%. Độ trễ của chi phí đẩy cũng như các gói cứu trợ khiến áp lực nặng nề hơn vào năm 2023, với mức lạm phát có thể lên đến 5 – 5,5%.

Nguyên lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định, tỷ lệ lạm phát trung bình 2021 – 2025 vẫn giữ được ở mức 4%, cũng là mức trần Quốc hội đề ra cho mục tiêu điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, đạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực rất lớn. Ông Lâm đề ra 8 nhóm giải pháp.

Đầu tiên, Chính phủ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và lành mạnh, doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tổng cung, tránh mất cân đối cung cầu dẫn đến lạm phát.

Thứ hai, đa dạng hóa nguồn cung, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường hoặc một khu vực bởi sẽ rất rủi ro nếu thị trường, khu vực đó rơi vào biến động.

Thứ ba, minh bạch và đơn giản hóa quy trình thương mại, thúc đẩy logistics để ổn định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế. Một mặt ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa thiếu hụt, mặt khác tăng cường thanh kiểm tra ngăn chặn đầu cơ, tích trữ, thao túng giá cả.

Thứ tư, triển khai hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó chính sách tiền tệ cần “đúng liều lượng”, không lạm dụng dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Thứ năm, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, tránh để bất ổn chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động. Cần có giải pháp dự phòng như tìm kiếm nguồn cung, đối tác cung ứng thay thế.

Thứ sáu, đề nghị Bộ Công thương nắm bắt kịp thời tình hình giá xăng dầu thế giới, cùng với rà soát và tính toán lại cơ cấu giá xăng dầu, đảm bảo chính xác, hài hòa lợi ích giữa người bán và người mua.

Thứ bảy, Ban chỉ đạo điều hành giá Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diến biến giá cả, lạm phát thế giới để kịp thời cảnh báo nguy cơ lạm phát trong nước, từ đó chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan linh hoạt điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Cuối cùng, truyền thông, báo chí cần thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về chính sách của Nhà nước, loại bỏ những thông tin sai lệch, tránh hiện tượng lạm phát do tâm lý.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  12 giờ

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  1 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  2 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  2 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  3 ngày

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp -  6 giờ

Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  6 giờ

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  8 giờ

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Doanh nghiệp -  8 giờ

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  9 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  9 giờ

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.