Tiêu điểm
Vì sao phải điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần?
Theo Bộ Công thương, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng một lần sẽ đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN.

Chu kỳ điều chỉnh giá điện hiện hành là tối thiểu 6 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất và được quy định tại Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công thương đã có đề xuất gửi Chính phủ muốn rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống 3 tháng một lần.
Đáng chú ý, đề xuất này không vấp phải bất cứ phản đối nào từ các bộ như tài chính, tư pháp, kế hoạch và đầu tư, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong quá trình lấy ý kiến.
Liên quan đến đề xuất của Bộ Công thương, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, hiện thị trường phân phối điện ở Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền, mặc dù có 7 đầu mối kinh doanh điện, nhưng cuối cùng thẩm quyền phân phối điện vẫn nằm trong tay EVN.
“Với tính độc quyền như vậy, việc tính toán giá thành cho các yếu tố đầu ra, đầu vào, lương thưởng… vẫn chưa công khai, minh bạch. Do vậy, nếu giao thẩm quyền cho EVN cứ 3 tháng được điều chỉnh giá điện một lần thì cần phải thận trọng trong việc xem xét”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, theo chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình, muốn điều chỉnh giá điện nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập ngoài EVN để đánh giá giá nhiên liệu đầu vào nhằm điều chỉnh đầu ra, việc này nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền.
Lý giải về đề xuất này, Bộ Công thương cho biết, Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ có ý kiến về nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình, có thể điều chỉnh giá điện nhiều lần trong năm để tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào.
Do đó, theo Bộ Công thương, cần xem xét tới việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện để đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN. Cùng với đó, có thể cân nhắc những thời điểm thuận lợi để xem xét điều chỉnh giá điện, dần đưa giá điện thích ứng với biến động của thông số đầu vào.
Với các lý do trên, Bộ Công thương cho rằng đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng là phù hợp. Đáng chú ý, nội dung này không vấp phải bất cứ phản đối nào từ các bộ như tài chính, tư pháp, kế hoạch và đầu tư, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN trong quá trình lấy ý kiến.
Bộ Công thương cũng khẳng định, việc điều chỉnh giá điện các năm qua đã ngày càng minh bạch hơn khi có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh giá điện cũng như phương án giá điện do EVN xây dựng đã được quy định trong Quyết định 24 và tiếp tục được quy định tại dự thảo thay thế.
Ngoài ra, giá nhiên liệu cho sản xuất điện hiện tại được thực hiện cơ bản hoàn toàn theo thị trường, thông tin về giá nhiên liệu thường xuyên được cập nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có xăng dầu.
Vì vậy, Bộ khẳng định, việc thành lập Hội đồng năng lượng độc lập như nêu trên là không cần thiết.
Ở một góc nhìn khác, GS.TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực và lưu ý phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện và có thị trường điện cạnh tranh. Để có thị trường này đúng nghĩa cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.
Bộ Công thương cho biết, thị trường điện cạnh tranh (gồm cả phát điện và bán buôn điện) hiện đang được vận hành theo các quy định pháp luật có liên quan. Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và báo cáo các cấp có thẩm quyền về thực hiện thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình trong thời gian sắp tới.
'Nhấp nhổm' giá điện
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.