Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.
Lazada được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba hiện diện tại 6 quốc gia trong khu vực gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Dự kiến đến năm 2030, Lazada đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, Lazada đang cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp như: thương mại, hậu cần, thanh toán và gần đây là tính năng đặt vé máy bay tại các thị trường là Singapore và Philippines.
Theo những thông báo mới nhất, Lazada đang tham vọng lấn sân dịch vụ gọi xe công nghệ thông qua việc hợp tác cùng dịch vụ gọi xe là CDG Taxi thuộc công ty vận tải Singapore ComfortDelGro áp dụng tại thị trường Singapore.
Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.
Lazada lấn sân dịch vụ gọi xe công nghệ
Về ComfortDelGro, vào tháng 1/2021, ComfortDelGro đã bổ sung thêm 25 xe ô tô cho thuê và tiến hành đợt thử nghiệm kéo dài 1 tháng đối với dịch vụ gọi xe của mình, đối đầu với hai gã khổng lồ Đông Nam Á là Grab và Gojek.
ComfortDelGro cho biết có mạng lưới toàn cầu với hơn 40.000 xe. ComfortDelGro hoạt động ở 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam cùng các thị trường khác như Singapore, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ireland.
Đây không phải là lần đầu tiên giữa Lazada và ComfortDelGro. Trước đó, vào tháng 4/2020, ComfortDelGro đã làm việc với RedMart - một dịch vụ trên Lazada để giúp giao hàng tạp hóa ở Singapore trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Thực tế, không phải tất cả các dịch vụ trên Lazada đều khả thi ở mọi thị trường hãng hoạt động. Chẳng hạn, người dùng Lazada ở Indonesia và Philippines có thể thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại - các dịch vụ cũng được Grab và Gojek cung cấp - thì tính năng gọi taxi trên ứng dụng Lazada không khả dụng bên ngoài Singapore.
Trong khi đó ở Việt Nam, vào cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ.
Sự hợp tác này cho phép người dùng Việt Nam truy cập dịch vụ giao bữa ăn theo yêu cầu GrabFood từ trang chủ của ứng dụng và trang web của Lazada. Nền tảng của Lazada cũng có thể được truy cập thông qua các liên kết được nhúng trên Grab.
Được biết, việc hợp tác này góp phần củng cố chiến lược đặt người tiêu dùng ở vị trí trọng tâm của hai công ty, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi và thông minh hơn tại thị trường Việt Nam, qua đó đóng góp tích cực vào nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.
Công Ty Cổ Phần M Village (M Village) có người đại diện pháp luật là Nguyễn Hải Ninh, thành lập từ tháng 10/2020 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Tới cuối tháng 1/2021, M Village đăng kí nâng vốn điều lệ lên thành 24 tỷ đồng (hơn 1 triệu USD).
Dự báo, ngành y tế, chăm sóc sức khỏe vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và kết thúc, đặc biệt tại những quốc gia năng động như Việt Nam, Ấn Độ.
Mục tiêu cuối cùng của AirAsia là trở thành một siêu ứng dụng, cung cấp tới người dùng tất cả những tiện ích, dịch vụ cơ bản, trước khi lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty là hàng không giá rẻ quay lại đà hồi phục.
A.Plus Home của nhà sáng lập Bùi Quang Minh hiện cung cấp mạng lưới căn hộ dịch vụ với giá cả phải chăng, khoảng 240 USD/tháng (~5,5 triệu đồng) cho một căn hộ 2 người ở, đầy đủ nhà bếp, phòng tắm riêng, giặt là, thu gom rác...
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.