Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế lần thứ 6
Chính phủ đưa ra chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT, tiền thuê đất năm 2024 trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Nếu những kiến nghị của doanh nghiệp không được xem xét thấu đáo, việc thực thi Luật Thuế giá trị gia tăng sau khi sửa đổi sẽ gặp nhiều vướng mắc, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng.
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi hiện đang đề xuất thu hẹp diện áp dụng mức thuế suất 0% đối với nhóm dịch vụ xuất khẩu.
Theo đó, một số loại hình dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế GTGT 0% là dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bao gồm dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; dịch vụ vận tải quốc tế; dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam, đã chia sẻ góc nhìn chuyên gia về ảnh hưởng của đề xuất này tới cộng đồng doanh nghiệp và đề xuất giải pháp.
Thưa ông, đề xuất thu hẹp diện áp dụng thuế GTGT 0% sẽ tác động lớn tới nhóm đối tượng nào?
Ông Bùi Ngọc Tuấn: Đối tượng bị tác động nhiều nhất của đề xuất này chính là các doanh nghiệp chế xuất hiện đang được áp dụng chính sách của khu phi thuế quan.
Đây là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia lớn của các nước, để tổ chức hoạt động sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, mang lại lượng lớn ngoại tệ cho đất nước và thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái và chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này cũng nằm trong phạm vi bị tác động do tính chất liên thông của sắc thuế gián thu, khi bên bán phát sinh thuế GTGT đầu ra còn bên mua phát sinh thuế GTGT đầu vào tương ứng.
Đơn cử, đại diện Công ty Trina Solar gần đây cho biết, doanh nghiệp này nhập khẩu 80% nguyên vật liệu trong nước và nếu thu hẹp đối tượng như đề xuất tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi, chi phí có thể tăng 6%, tăng thủ tục hành chính để thực hiện hoàn thuế.
Công ty này đã mất đến gần 2 năm để thực hiện hoàn thuế trước đây. Đây là một thời gian rất dài, chưa kể tác động lớn đến tình hình tài chính và dòng tiền luân chuyển đưa vào sản xuất do số thuế thường khá lớn.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp chế xuất cỡ trung ở Việt Nam, chúng tôi được biết con số tuyệt đối nếu phát sinh thêm thuế GTGT đầu vào có thể lên đến hàng chục triệu USD cho một năm, chưa kể các rắc rối về thủ tục hoàn thuế (nếu áp dụng).
Ông đánh giá thế nào về nhận định cho rằng đề xuất như hiện nay có thể tác động xấu đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam, như quan ngại của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam gần đây?
Ông Bùi Ngọc Tuấn: Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Tờ trình gửi Chính phủ, một trong những kết quả đáng ghi nhận của việc thực hiện Luật Thuế GTGT hiện hành trong những năm qua là tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua chính sách hoàn thuế.
Số tiền hoàn thuế GTGT tăng qua các năm, trong đó, số tiền hoàn thuế bình quân giai đoạn 2013 – 2021 chiếm tới gần 1/3 tổng thu từ thuế GTGT.
Kết quả này được đánh giá là đã giúp khuyến khích xuất khẩu, hạ giá bán của sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ quốc tế hiện nay đang được áp dụng thuế GTGT đầu ra 0% đối với dịch vụ xuất khẩu nói chung. Đây là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp áp dụng chính sách hoàn thuế GTGT.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng liên quan đến doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu hàng hóa đang hoạt động ổn định như hiện nay, đề xuất bãi bỏ chính sách thuế GTGT 0% cho dịch vụ xuất khẩu, bao gồm dịch vụ cung cấp ra nước ngoài và cung cấp cho khu phi thuế quan sẽ lập tức làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư cũng như các dự án đầu tư nước ngoài đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Tôi cho rằng, chia sẻ của Tập đoàn Samsung về tác động đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này tại Việt Nam là một vấn đề cần đánh giá nghiêm túc vì mức độ ảnh hưởng cả về số lượng doanh nghiệp và chi phí tuyệt đối do phát sinh thêm thuế GTGT đầu ra mà nhóm đối tượng này bị tác động.
Ở góc nhìn chuyên gia, ông có đề xuất gì cho vấn đề này?
Ông Bùi Ngọc Tuấn: Nền kinh tế Việt Nam, kể từ khi hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới gần 20 năm trở lại đây, luôn lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng qua các năm.
Một trong những lý do giúp thúc đẩy xuất khẩu chính là nhờ các chính sách thuế của Việt Nam với tác động chủ yếu từ thuế GTGT 0% cho các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Với những tác động có thể nhìn thấy rõ và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đối với Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi, tôi cho rằng, cần có nhìn nhận thật sâu sắc về đề xuất của Chính phủ trong thời gian nghị sự của Quốc hội và từ đó, cân nhắc đưa ra quyết định thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của cả Nhà nước, nền kinh tế và doanh nghiệp.
Cảm ơn ông!
Chính phủ đưa ra chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT, tiền thuê đất năm 2024 trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Đây là tính toán của Bộ Tài chính cho 6 tháng cuối năm nay nếu tiếp tục áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp và người dân.
Khó khăn trong việc xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% hay 10% làm phát sinh chi phí xã hội và rủi ro kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại một số điều chỉnh trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sẽ làm giảm sức cạnh tranh trong khu vực chế xuất và xuất khẩu dịch vụ.
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.