Phát triển bền vững

Lộ trình nào giúp loại bỏ carbon trong chuỗi cung ứng?

Nguyên Khang Thứ sáu, 29/10/2021 - 18:35

Theo HSBC và BCG, chuỗi cung ứng không phát thải có thể đạt được theo bảy nguyên tắc chính.

Vai trò của các bên

Nghiên cứu mới đây từ HSBC và Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra rằng một nửa trong tổng số 100.000 USD đầu tư cho các chuỗi cung ứng để cân bằng khí thải sẽ cần được rót vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Tuy vậy, việc tập trung vào phân khúc này sẽ càng tạo thêm sự phức tạp cho những thách thức khí hậu, do các SME thường ít có chuyên môn trong vấn đề khí hậu, và việc tiếp cận các nguồn vốn để thực hiện các hoạt động chuyển đổi chống biến đổi khí hậu còn hạn chế.

Để có thể giải quyết các vấn đề này, các giải pháp không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp SME cộng tác với nhau trong việc chia sẻ công nghệ, nguồn lực và bí quyết để tạo nên hành động thực tế. Thách thức lớn hơn có thể là sự cần thiết thay đổi mang tính quy mô lớn về mặt sản phẩm, mô hình kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.

Cuối cùng, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty và nhu cầu chuyển đổi kinh tế toàn diện, các chuỗi cung ứng trở thành chìa khóa mấu chốt. HSBC và BCG phân tích rằng cần phải sự thay đổi mang tính hệ thống, liên quan đến các tác nhân khác nhau.

Cụ thể, các công ty lớn không thể chỉ yêu cầu các tiêu chuẩn mới từ các nhà cung ứng, vì điều này sẽ dẫn đến việc chậm tiến độ và không đạt được mục tiêu.

Thay vào đó, để đạt hiệu quả, họ cần cùng nhau đầu tư và cung cấp thanh khoản thông qua hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, chia sẻ kiến thức và nguồn lực liên quan đến sự chuyển đổi này, đồng thời giúp tuyên truyền về đổi mới và công nghệ trong chuỗi cung ứng.

Đơn cử tại Việt Nam, khu vực tư nhân đã cho thấy những động thái liên kết giữa những doanh nghiệp lớn.

Giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Lộ trình nào sẽ giúp loại bỏ carbon trong chuỗi cung ứng?
Chuỗi cung ứng carbon thấp trong tương lai cần sự nỗ lực và hợp tác của mọi bên tham gia, từ doanh nghiệp, chính phủ, ngân hàng, và thậm chí là cả người tiêu dùng.

Về phía chính phủ, HSBC và BCG nhấn mạnh các chính phủ sẽ cần thiết lập các chính sách ưu đãi để cân bằng lại phương trình kinh tế, hoặc áp đặt sự thay đổi thông qua các chính sách về công bố thông tin. Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ giữa các khu vực.

Các cơ quan ban ngành và các tổ chức phi chính phủ sẽ cần phổ biến kiến thức và nguồn lực, vận động hành lang để thay đổi, sử dụng chuyên môn trong lĩnh vực của họ để hỗ trợ các nhà cung ứng và phát triển các tiêu chuẩn của ngành.

Cùng với đó, người tiêu dùng sẽ cần phải chấp nhận sự thỏa hiệp về giá cả, hình thức hoặc chức năng, ngay cả khi những thay đổi này dẫn đến thay đổi trong thói quen.

Các ngân hàng sẽ có vai trò độc nhất để hỗ trợ bất kể khách hàng ở quy mô nào. Theo đó, ngân hàng có thể tách riêng quỹ tài trợ tập trung cho các hoạt động chuyển đổi, cùng với sử dụng dữ liệu và kinh nghiệm phong phú để dự đoán các dự án có thể mang lại tác động và đưa ra các xem xét việc quản lý rủi ro liên quan đến cân bằng khí thải.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể hợp tác với khách hàng trong các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng bền vững nhằm giảm chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp SME.

Trong khi đó, tiếp tục tạo điều kiện đầu tư thông qua thị trường vốn và hợp vốn, các ngân hàng cũng cần hợp tác nhiều hơn với các chính phủ và ngân hàng phát triển trong các dự án hợp tác công-tư (PPP) để có thể gia tăng tài trợ hơn.

Lộ trình chuyển đổi

Dựa trên nghiên cứu chuyên sâu về hai lĩnh vực là ô tô và dệt may, HSBC và BCG đưa ra bảy nguyên tắc cơ bản – một lộ trình hướng tới chuỗi cung ứng không phát thải – có thể áp dụng cho các lĩnh vực.

Thứ nhất, xem lại thiết kế sản phẩm thay vì chỉ tối ưu hóa các quy trình hiện có. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề ở ngọn sẽ không thể xây dựng được chuỗi cung ứng cân bằng khí thải, do đó cần phải có sự đánh giá toàn diện về cách mọi người sử dụng sản phẩm và cách chúng được tạo ra.

Trên thực tế, nhiều thành viên của PRO Việt Nam đã thực hiện bước đi này thời gian qua khi thực hiện thiết kế lại sản phẩm nhằm tiến tới giảm thiểu carbon trong quá trình sản xuất.

Nestlé đã cho ra mắt chai thủy linh LaVie và chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa sang ống hút giấy. Theo kế hoạch, Nestlé sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm nay, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.

Một số thành viên khác của PRO Việt Nam cũng đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay thế cho chai nhựa màu, để vỏ chai có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng.

Lộ trình nào giúp loại bỏ carbon trong chuỗi cung ứng? 1
Việc thiết kế lại bao bì sản phẩm góp phần dịch chuyển hành vi người tiêu dùng theo hướng xanh hơn.

Thứ hai, đề cao sự hợp tác. Chuỗi cung ứng không cân xứng thể hiện ở việc nhân tài, giáo dục và nguồn lực chất lượng hàng đầu tập trung ở một đầu, trong khi nhiều SME nhỏ hơn, kém phức tạp hơn trong chuỗi cung ứng cần được giúp đỡ. Tất cả đều cần hợp tác để thành công: chia sẻ kiến thức, công nghệ, đầu tư và nguồn lực.

Thứ ba, xây dựng năng lực cần thiết cho sự thay đổi. Quá trình chuyển đổi sẽ bộc lộ những lỗ hổng về kỹ năng và kiến thức, nhất là với các nhà cung ứng SME. Đào tạo và phát triển năng lực sẽ giúp đẩy nhanh sự chuyển đổi này.

Thứ tư, đầu tư vào công nghệ khí hậu. Để đạt mục tiêu cân bằng khí thải vào năm 2050, cần đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ngay từ bây giờ cùng với việc hợp tác chặt chẽ giữa ngành công nghiệp, khoa học và tài chính nhằm thúc đẩy việc ứng dụng cải tiến vào thị trường ở quy mô lớn.

Thứ năm, phát triển cấu trúc dữ liệu tốt hơn. Cần phải xây dựng các hệ thống có thể thu thập dữ liệu hoạt động trên toàn bộ chuỗi cung ứng, nhờ đó giúp các chỉ số ESG minh bạch, nhất quán và có thể so sánh được phổ biến rộng rãi, bao gồm cả việc phổ biến cho người tiêu dùng cuối cùng để họ có thể đưa ra các quyết định tại thời điểm mua hàng.

Thứ sáu, suy nghĩ về chính sách và tiêu chuẩn một cách tổng thể.

Sự thiếu nhất quán trước giờ trong các chính sách, tiêu chuẩn và thông lệ thị trường đã dẫn đến việc các doanh nghiệp phải tuân theo các yêu cầu thay đổi không ngừng của đối tác, từ đó làm tăng tính phức tạp và chi phí.

Do vậy, cần tăng tốc trong việc đưa ra tính nhất quán. Các chuỗi cung ứng xuyên biên giới và cần có các chính sách với tiêu chuẩn chung cao và khả thi.

Thứ bảy, kích hoạt tài chính. Nguồn vốn phù hợp, có giới hạn và mục tiêu là yếu tố quan trọng, nhưng các ngân hàng sẽ không thể thực hiện một mình.

Các ngân hàng cần tiếp cận với các cơ chế để cùng nhau hợp tác, ví dụ như hợp vốn, cùng đầu tư với các doanh nghiệp và hình thành các quan hệ đối tác công – tư để tài trợ cho những nơi cần thiết nhất.

Điều này đòi hỏi cấu trúc dữ liệu phù hợp, có tính minh bạch và khả năng truy nguyên nguồn vốn – cho thấy chúng được đưa đến đâu, sử dụng như thế nào và bởi ai.

Việt Nam đang thúc đẩy tái chế rác thải nhựa ra sao?

Việt Nam đang thúc đẩy tái chế rác thải nhựa ra sao?

Phát triển bền vững -  3 năm
Với Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa sẽ giúp giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên, cũng như nạn ô nhiếm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Việt Nam đang thúc đẩy tái chế rác thải nhựa ra sao?

Việt Nam đang thúc đẩy tái chế rác thải nhựa ra sao?

Phát triển bền vững -  3 năm
Với Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa sẽ giúp giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên, cũng như nạn ô nhiếm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM

Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM

Bất động sản -  18 giờ

Khu đô thị vệ tinh phía tây TP. HCM đang lọt tầm ngắm giới đầu tư phía Bắc trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM vận động trái chiều.

Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán

Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán

Bất động sản -  1 ngày

521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.

Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới

Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.

Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market

Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  2 ngày

Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao

Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao

Tài chính -  2 ngày

Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.

Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh

Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 ngày

Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.