Tiêu điểm
Lối đi cho xuất khẩu khi cước vận tải biển tăng cao
Bộ Công thương khuyến nghị, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế tuyến đường biển hiện tại.
Trong thời gian vừa qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước tình hình này, Bộ Công thương trong công văn mới đây về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao đã đưa ra một số khuyến nghị.
Theo đó, Bộ khuyến nghị các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu làm việc với các hiệp hội lĩnh vực kho bãi (logistics) như Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá.
Điều này nhằm làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế.
Theo Bộ Công thương, bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.

Cùng với đó, cần tăng cường tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại (FTA).
Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các FTA nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.
Ngoài ra, cần giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng.
Bộ Công thương đề xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.
Không chỉ vậy, các hiệp hội ngành hàng phối hợp với VCCI tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm.
Điều này nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố, đặc biệt với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.
Bộ cũng lưu ý rằng, các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.
Trước đó, trong trao đổi với TheLEADER, ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Phúc Sinh Group, cho biết, tháng trước, Phúc Sinh đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam với mức tăng hơn 40% về sản lượng so với tháng 5. Cùng với đó, mức giá bán của doanh nghiệp này cũng tăng tới 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, “toàn bộ lợi nhuận của chúng tôi biến mất” vì cước tàu tăng quá nhanh, ông Thông chia sẻ.
Trước đây, cước tàu mà Phúc Sinh phải trả trung bình mỗi tháng khoảng 4,5 – 5 tỷ đồng nhưng con số này đã nhảy vọt lên tới 26 tỷ đồng vào tháng trước. “Chúng tôi rất đau đầu về việc này”, ông Thông cho hay.
Giải pháp duy nhất hiện nay mà doanh nghiệp có thể làm là chia sẻ với khách hàng về vấn đề cước tàu, để họ hiểu và hỗ trợ một phần chi phí. Tuy nhiên, điều này cũng không hề dễ dàng khi khách hàng cũng khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Thông cho rằng, cũng cần có chính sách nào đó để các hãng tàu giảm giá cước.
Theo dữ liệu từ Xeneta, giá cước vận chuyển đường biển từ châu Á tới bờ Tây Bắc Mỹ trong tuần cuối tháng 6 tiếp tục tăng so với tuần trước đó và tăng tới gần 45% so với tháng 5.
Giá cước vận chuyển từ châu Á đến Bắc Âu cuối tháng 6 cũng ghi nhận mức tăng hơn 45% so với tháng trước đó.
Tuyến thương mại Viễn Đông – châu Âu tiếp tục trải qua tình trạng thiếu công suất do sự chuyển hướng lớn đang diễn ra cùng với sự gia tăng khối lượng theo mùa xảy ra sớm và sự tắc nghẽn tại các cảng trung tâm.
Điều này đẩy giá cước vận chuyển tăng rất mạnh và phát sinh một số dịch vụ mới khi các nhà khai thác tìm cách bổ sung công suất cho tuyến thương mại này.
Bên cạnh đó, tuyến Thái Bình Dương cũng chứng kiến giá cước vận chuyển đột biến giữa lúc công suất được kéo về các tuyến chính đang bị gián đoạn cùng sự gia tăng khối lượng theo mùa khi một số nhà xuất khẩu tìm cách chất hàng trước để giảm thiểu gián đoạn trong các kỳ nghỉ sắp tới.
Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp
Doanh nghiệp 'chóng mặt' vì giá cước vận tải biển
Chi phí vận chuyển hàng hoá tăng mạnh do giá cước vận tải biển tăng chóng mặt.
Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng
Dự kiến giá cước vận tải hàng hóa sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới do nhiều yếu tố.
Viễn cảnh tiêu cực bao trùm ngành vận tải biển
Tình hình thị trường vận tải biển xấu đi nhanh chóng theo xu hướng kinh tế toàn cầu. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023.
Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'
Nhóm phân tích của SSI Research dự báo, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, lâu hơn kỳ vọng ban đầu do các diễn biến tiêu cực trên thế giới gần đây.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.