Lược sử doanh nhân Việt và câu chuyện nguồn nhân lực

Kim Yến (ghi) Thứ bảy, 13/10/2018 - 08:10

Từ một nền kinh tế yếu, mất gốc, phải đi học, tìm tòi, nỗ lực nhiều năm để bây giờ mới chập chững có vài thương hiệu lớn; nhưng mới chỉ ở trong nước, còn nói thương hiệu khu vực hay toàn cầu thì Việt Nam chỉ đang ở bước khởi đầu.

Cộng đồng doanh nhân Việt đang đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay

LTS: Là một trong những người góp phần quan trọng cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và Đại học Fulbright Việt Nam thành hiện thực, người duy nhất của Đại học Harvard có mặt trong Hội đồng quốc gia giáo dục của Việt Nam, ông còn là doanh nhân-chủ nhân khu du lịch Vĩnh Hội, ông Trần Đức Cảnh đã gắn bó và đồng hành nhiều năm với quá trình đổi mới trong nước. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông đã chia sẻ với TheLEADER và bạn đọc những góc nhìn sâu sắc về 30 năm đổi mới và quá trình phát triển của doanh nhân/doanh nghiệp trong nước; câu chuyện quản trị quốc gia và phát triển nguồn nhân lực.

Lịch sử dân tộc đã trải qua bao thăng trầm, có những điều muốn nói và những điều không muốn nhắc đến. Nhưng với lịch sử của nền kinh tế đất nước, đôi khi cũng phải nhìn thẳng vào sự thật, không thể né tránh, để chúng ta hiểu được căn nguyên.

30 năm hình thành tầng lớp doanh nhân

Sau các đợt đánh tư sản những năm đầu 1950s ở miền Bắc, và cuối 1970s ở miền Nam, mô hình sản xuất tư nhân hầu như đã bị triệt tiêu, không chỉ là cơ sở vật chất, mà còn là giá trị tinh thần, kiến thức quản lý, kinh nghiệm thương trường… dù chỉ mới ở giai đoạn ban đầu.

Nước Nga cũng vậy. Đến 1975, Nga và Đông Âu cũng đã nhìn thấy sự bất hợp lý của nền kinh tế bao cấp. Trung Quốc thì chậm hơn một chút, đến năm 1979 họ đã nhìn thấy, và bắt đầu chuyển dần sang kinh tế thị trường.

Nhưng ở Việt Nam, trải qua giai đoạn hơn 30 năm (1954-1986) đã làm triệt tiêu hầu như tất cả mọi mô hình sản xuất kinh doanh tư nhân. Cuộc đổi mới năm 1986, thực chất là “cởi trói” cho lực lượng sản xuất tư nhân, một phần nhằm cứu vãn sự kiệt quệ của nền kinh tế lúc đó, do mô hình sản xuất, kinh doanh vốn đã bất hợp lý.

Mãi đến năm 1986, Việt Nam mới bắt đầu thay đổi - đổi mới. Nhưng cho đến nay là hơn 30 năm, nền tảng của kinh tế tư nhân đúng nghĩa vẫn chưa được hình thành một cách bài bản, cái giá về nhiều mặt phải trả cho mô hình kinh tế tập trung và sự chuyển đổi là quá lớn.

Chính vì vậy, vào lúc này phải thực sự hiểu lực lượng doanh nghiệp của mình đến từ đâu trong quá trình hình thành hơn 30 năm qua, phải thương và thực sự cảm thông cho họ.

Sau 1986, bắt đầu có người buôn xe đạp, sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ. Trong khi các nước khác họ làm xe hơi, điện thoại, mình vẫn đi buôn lốp xe, phụ tùng để sinh tồn. Suốt giai đoạn 10 năm đầu sau đổi mới, doanh nghiệp tư nhân mới ra đời, tập tành học và tiếp cận các mô hình sản xuất và kinh tế thị trường, vốn dĩ đã là việc bình thường ở các nước.

Tôi còn nhớ những năm đầu của 1990’s, nhóm giáo sư của đại học Harvard, Viện Phát triển thế giới (Harvard Institute for International Development), gồm người thầy và các bạn bè của tôi, giúp soạn cuốn “Theo Hướng Rồng Bay: Cải Cách Kinh tế Việt Nam”. Cuốn này đã được các nhà hoạch định chính sách Việt Nam thời đó đánh giá cao.

Tuy không được phát hành rộng rãi, nhưng tôi cho tài liệu tư vấn này đã giúp rất nhiều cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam thời đó xây dựng kế hoạch phát triển đất nước, các cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, các nhà nghiên cứu …

Họ là những chuyên gia kinh tế tầm cỡ thế giới, họ không những am tường các lý thuyết căn bản để phát triển kinh tế xã hội của một đất nước đang phát triển, mà còn theo trải nghiệm thực tiễn từ mô hình Việt Nam, có cái nhìn so sánh với các nước phát triển về nhiều vấn đề của nền kinh tế, như chính sách tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, nguồn nhân lực môi trường, và vai trò quản lý nhà nước… Từ đó đánh giá, đề xuất cụ thể Việt Nam nên đi theo mô hình nào, để thoát khỏi tình trạng “tranh tối tranh sáng” do cải cách thiếu tính toàn diện và bền vững.

Cùng với tài liệu này, Ngân hàng Thế giới đã vào cuộc, với báo cáo “Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường” tại Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức tại Paris tháng 11/1993 đã cho thế giới thấy một hình ảnh Việt Nam mới, hòa bình, phát triển, mở ra hướng liên kết với bên ngoài…

Từ đó, các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bắt đầu đổ vào Việt Nam. Nhưng dòng vốn này cũng có nhiều loại, có nguồn đầu tư lớn, chắc chắn, có nguồn chỉ là làn sóng, chớp cơ hội.

Nguồn FDI đầu tiên nhắm vào xuất nhập khẩu, không muốn đầu tư nhiều và lâu dài. Tiếp đó là làn sóng FDI đầu tư chắc chắn hơn như xây dựng các nhà máy sản xuất, các hãng xe đầu tư vào Việt Nam, mua lại doanh nghiệp hoặc liên doanh với đơn vị trong nước. Nhưng làn sóng FDI này nhắm đến chính là lợi thế giá nhân công rẻ và các điều kiện ưu đãi của Việt Nam để đầu tư sản xuất nên thực chất chúng ta chủ yếu chỉ làm gia công cho họ, giá trị mang về rất thấp... Mối liên kết hợp tác của doanh nghiệp Việt vói doanh nghiệp FDI thấp.

Nhìn lại lịch sử doanh nghiệp Việt, để thấy chúng ta đã phải xây dựng từ đầu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, mất gốc, làm lại là từ… số âm!

Từ một nền kinh tế yếu, mất gốc, phải đi học, tìm tòi, nỗ lực nhiều năm để bây giờ mới chập chững có vài thương hiệu lớn; nhưng mới chỉ ở trong nước, còn nói thương hiệu khu vực hay toàn cầu thì Việt Nam chỉ đang ở bước khởi đầu.

Còn về môi trường kinh doanh, hiện hệ thống quản lý và chính sách còn khá cứng nhắc, tính minh bạch và cạnh tranh không cao khiến nhiều thứ không rõ ràng. Tuy Chính phủ rất quyết tâm trong cải cách, nhưng độ “vênh” giữa nói và làm của bộ máy các cấp là còn rất lớn. Do đó, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tạo dựng niềm tin lâu dài cho doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Lược sử doanh nhân Việt và câu chuyện nguồn nhân lực
Ông Trần Đức Cảnh gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ John Kery tháng 5/2016 tại Việt Nam (Ảnh: DEAN VN)

Nguồn nhân lực chất lượng cho giai đoạn phát triển mới

Kinh tế Việt Nam hiện nên ưu tiên vào đầu tư phát triển ba lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh nhất so với khu vực và thế giới, nhưng phải làm bài bản và có chiến lược phát triển bền vững.

Trước hết là du lịch và dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng. Việt Nam có vị trí địa lý tốt, nắng, tiềm năng biển, nhiều bãi cát đẹp, nhưng quy hoạch và quản lý phát triển chưa tốt. Cần khai thác lợi thế thiên nhiên ban phát cho mình cộng với quản lý tốt hơn để ra được sản phẩm tốt cho khách nước ngoài. Đây là mảng sáng nhất của kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thứ hai là nông nghiệp chế biến. Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nhưng chế biến còn kém, hiện đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào mảng này nhưng chưa tạo được sức bật. Làm nông nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh sẽ tạo ra chuỗi giá trị cao hơn. Các vùng miền ở Việt Nam đều có lượng thực phẩm dồi dào, trong khi trên thế giới lượng thực phẩm ngày càng cạnh tranh.

Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho khu vực và thế giới. Nếu sản xuất, chế biến kém, toàn bán thô thì tỷ lệ lãi sẽ rất ít, chỉ làm giàu cho nước khác. Đó là lợi thế cạnh tranh trong khả năng có thể của mình phải phát huy.

Thứ ba là tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới. Chúng ta nói đến công nghiệp 4.0 rất nhiều, nhưng chỉ là từ chung chung. Công nghiệp 4.0 không chỉ là robot, trí tuệ nhân tạo, mà còn là nhiều ứng dụng công nghiệp hiện đại vào đời sống. Nếu làm tốt nghiên cứu và triển khai, Việt Nam không chỉ đẩy nhanh tiến trình đưa 4.0 vào nền kinh tế mà còn có thể tham gia vào những lĩnh vực mới hình thành từ sự phát triển của công nghiệp 4.0 trong tương lai.

Để đón đầu 4.0, thay đổi cần thiết nhất là nguồn nhân lực. Nhưng nhìn vào thực tế Việt Nam vẫn chưa thấy thay đổi lớn. Trong 5, 10 năm tới, khi công nghiệp 4.0 phát triển hơn, dự báo công việc bên Mỹ sẽ tăng lên, họ không phải mất việc làm mà tạo ra nhiều việc làm hơn, vì họ hướng nguồn nhân lực đi theo công việc khác. Khi nền kinh tế phát triển và ổn định, thì việc chuyển hướng nghể nghiệp là điều không khó làm ở cấp vĩ mô.

Các công việc như đáp ứng nhu cầu ăn uống, bảo vệ sức khỏe sẽ có nhiều hơn nên nhu cầu tái đào tạo nhân lực sang lĩnh vực dịch vụ, làm cho cuộc sống con người tốt hơn sẽ tăng lên. Một người già 50-60 tuổi thất nghiệp vẫn có thể mở nhà hàng, dịch vụ du lịch… tạo ra giá trị khác cho nền kinh tế.

Nhưng ở Việt Nam lại ngược lại. Rất nhiều công nhân đi xuất khẩu lao động sang các nước cho những loại việc sản xuất công nghiệp sẽ có khả năng mất việc, khi họ sử dụng robot hiệu quả hơn. Còn trong nước, ngành may mặc, giày dép... nếu dùng robot có thể làm tốt hơn, giá cạnh tranh hơn; lúc đó mất việc sẽ xảy ra hàng loạt.

Liệu nền kinh tế có đủ khả năng để tạo ra những làm việc khác không? Thiết nghĩ Chính phủ đã nhìn thấy điều này, hy vọng sẽ có chính sách phù hợp.

Chính phủ cần sớm xây dựng được mô hình dự báo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô, từ cấp quốc gia xuống cấp vùng và địa phương. Mô hình dự báo này gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn và trong chu kỳ ít nhất là 30 năm tới; đặc biệt là nhu cầu nhân lực cho khu vực doanh nghiệp.

Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng mới đáp ứng được mục tiêu cải tổ và đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, phát triển công nghệ mới, công nghiệp 4.0 của Chính phủ.

Tôi cho rằng sắp tới sẽ là giai đoạn rất thử thách với nguồn nhân lực Việt Nam. Và tôi mong muốn được góp sức vào tiến trình này.

Mong ước ngày DOANH NHÂN

Mong ước ngày DOANH NHÂN

Leader talk -  7 năm
Mong ước của doanh nhân là được toàn tâm toàn ý, Tự Do Làm Giàu theo pháp luật. Không phập phồng vì chính sách thay đổi, không ngán ngại vì đủ thứ thủ tục trói buộc, bị làm khó dễ bởi nhiều cái không tên. Không còn những trò cạnh tranh bẩn, được chống lưng và bảo kê, triệt hạ các doanh nghiệp chân chính.
Mong ước ngày DOANH NHÂN

Mong ước ngày DOANH NHÂN

Leader talk -  7 năm
Mong ước của doanh nhân là được toàn tâm toàn ý, Tự Do Làm Giàu theo pháp luật. Không phập phồng vì chính sách thay đổi, không ngán ngại vì đủ thứ thủ tục trói buộc, bị làm khó dễ bởi nhiều cái không tên. Không còn những trò cạnh tranh bẩn, được chống lưng và bảo kê, triệt hạ các doanh nghiệp chân chính.
Vì sao Việt Nam ít doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh?

Vì sao Việt Nam ít doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh?

Tiêu điểm -  6 năm

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, dù phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chỉ nép mình ở trong chừng mực nào đó, không muốn lớn, không dám lớn hoặc không thể lớn vì thiếu nguồn lực.

Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'

Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'

Leader talk -  6 năm

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, lâu nay Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì.

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm

Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.

Đại biểu Quốc hội lý giải bệnh 'chậm lớn' của doanh nghiệp tư nhân

Đại biểu Quốc hội lý giải bệnh 'chậm lớn' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng, Với tình trạng sức khỏe cùng với sự quá tải, gánh nặng về chi phí, thủ tục rào cản do mô hình nhỏ lẻ, năng lực, trình độ quản trị thì căn bệnh kinh niên chậm lớn sẽ khó có thể chữa.

Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ

Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ

Tiêu điểm -  6 năm

Khu vực tư nhân hiện nay đang gặp phải một số rào cản phát triển, đặc biệt là các rào cản đến từ sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan đối với Nhà nước.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  14 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  16 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  16 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.