Leader talk

Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'

Quỳnh Chi Thứ sáu, 13/07/2018 - 11:08

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, lâu nay Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Câu chuyện về một khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam "không chịu lớn" đã không còn quá xa lạ với truyền thông trong thời gian gần đây. Mặc dù việc phát triển khu vực này thành một động lực quan trọng của nền kinh tế đã được đưa vào Nghị quyết số 10-NQ/TW nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia sau một năm vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng.

Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, gần 70% doanh nghiệp tư nhân vẫn đang kinh doanh không có lãi. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Khu vực kinh tế tư nhân đang có số lượng doanh nghiệp chiếm ưu thế so với các khu vực khác song hiệu quả hoạt động của khu vực này còn chưa được cải thiện đáng kể, chất lượng hoạt động cũng còn hạn chế.

Đánh giá về thực trạng này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cần phân biệt rõ hai đối tượng trong khu vực kinh tế tư nhân là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân trong nước bởi lẽ đây là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.

Sau gần 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của khu vực FDI trong nền kinh tế càng ngày càng lớn, đóng góp ngày càng nhiều. Thậm chí, các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung chỉ cần có vấn đề một chút là ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế của Việt Nam.

Dù vậy, bà Lan cho rằng, những mặt tiêu cực khu vực này mang lại cũng không hề ít. Số lượng FDI vào Việt Nam trong thời gian qua nhiều nhưng hiệu ứng về thuế đóng góp cũng có hạn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2012 – 2016, số lượng doanh nghiệp FDI báo lỗ hằng năm là từ 44% - 51%; đặc biệt năm 2015 là 51% và năm 2016 là 50%.

Bên cạnh đó, còn có hiện tượng chuyển giá từ Việt Nam ra nước ngoài, hiện tượng chuyển giá, chuyển lợi nhuận ngược (từ nước ngoài vào Việt Nam) của một bộ phận doanh nghiệp FDI trong nước được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dù Chính phủ đã xác định phát trển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng, song theo bà Lan nhận định, lâu nay, Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là khu vực FDI trong khi khu vực kinh tế tư nhân trong nước gần như không có ưu đãi gì.

Bà Lan thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù đã tuyên bố đảm bảo bình đẳng, từ việc tiếp cận nguồn lực, đất đai cho các doanh nghiệp nhưng trên thực tế cũng chỉ có cạnh tranh bình đẳng mà thôi.

“Nếu nói về chính sách ưu đãi thì cũng chưa thực sự có; kể cả có trong luật pháp hay tuyên bố chính sách thì cũng chưa được thực thi”, bà Lan cho hay.

Trong khi đó, bà Lan cho biết một vài năm gần đây, doanh nghiệp FDI thậm chí còn được ưu đãi nhiều hơn doanh nghiệp nhà nước vì trên thực tế doanh nghiệp nhà nước đang nằm trong đợt cổ phần hoá, tăng cường giám sát, phát hiện nhiều trường hợp thua lỗ.

Bên cạnh chính sách chung của Nhà nước, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, hầu hết việc phê duyệt đầu tư hay ưu đãi cho đầu tư nước ngoài đang dựa vào quyết định từ các tỉnh thành trong khi cuộc chạy đua thu hút vốn FDI giữa các địa phương vẫn không ngừng diễn ra.

Cũng theo bà Lan, trong thời gian gần đây, khu vực tư nhân trong nước xuất hiện những doanh nghiệp có sức cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Bà Lan cho rằng nếu có đủ điều kiện, khu vực tư nhân trong nước hoàn toàn có thể vùng lên làm tốt. Tuy nhiên có một thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ đầu tư vào kinh doanh bất động sản chứ không phải các ngành sản xuất.

“Hầu hết những người giàu có nhất trên thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay đều nhờ vào kinh doanh bất động sản kể cả những doanh nghiệp đã từng kinh doanh ở lĩnh vực khác”, bà Lan cho biết.

Ngoài ra, những tỷ phú gần đây nổi lên như chủ tịch Hoà Phát và Trường Hải (Thaco) cũng nhờ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực này. Bà Lan cho rằng nếu chỉ kinh doanh thép hay ô tô thì những vị doanh nhân này chưa thể trở thành tỷ phú đô la.

Nhìn ra các nước lớn trên thế giới có thể thấy xu thế hiện nay của Việt Nam đang đi ngược lại. Chẳng hạn Nhật, Mỹ hay châu Âu đều cạnh tranh và phát triển bằng công nghiệp.

Bà Lan cho rằng xu hướng này chỉ phù hợp với một số doanh nghiệp lớn bởi lẽ hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam) không tiếp cận nổi đất đai.

Việc tham gia vào lĩnh vực bất động sản của nhiều doanh nghiệp một mặt giúp cho bộ mặt các độ thị thay đổi, giúp Việt Nam có được các dự án lớn và đáp ứng nhiều nhu cầu cho xã hội; nhưng ngược lại, đẩy mặt bằng giá đất lên khiến việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khác vô cùng khó khăn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, Chính phủ vẫn không thể giảm được chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Mặc dù có nỗ lực giảm bằng Nghị quyết 19 song cũng chỉ tập trung vào việc bỏ bớt một số điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ chứ chi phí đầu vào như đất đai, hạ tầng… thì không thể giảm nổi.

“Nguồn vốn gần như bỏ quên đối với các lĩnh vực khác; thời gian chính phủ bắt đầu quan tâm đến các ngành công nghiệp phụ trợ thì cũng là lúc bất động sản và chứng khoán nổi lên. Nguồn vốn từ thị trường chứng khoán và ngân hàng lúc này phục vụ cho các hoạt động bất động sản là chính”, bà Lan cho biết.

Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lấn sân sang các lĩnh vực khác và cũng đã mang lại một số kết quả tích cực ban đầu song bà Lan cho rằng vẫn cần thời gian để đánh giá hoạt động và mục đích thực sự của các doanh nghiệp này.

"Chẳng hạn, việc mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp liệu có mang lại hiệu qủa thực sự hay vẫn nhằm mục đích tìm kiếm nguồn đất để về sau làm bất động sản", bà Lan thẳng thắn nhìn nhận. 

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ việc tăng thuế sẽ đem lại lợi ích cho ai?

Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ việc tăng thuế sẽ đem lại lợi ích cho ai?

Tiêu điểm -  6 năm

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu Nhà nước chứng minh được việc tăng thuế là để phục vụ lại cho người dân, để người dân tin tưởng vào tính minh bạch trong chi ngân sách thì tăng bao nhiêu người dân cũng sẵn sàng đóng thuế.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Quản trị nhà nước cần cải cách đột phá trong 2018

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Quản trị nhà nước cần cải cách đột phá trong 2018

Leader talk -  6 năm

Quyết liệt cải cách thể chế, hệ thống quản trị nhà nước hay tập trung toàn lực cho tốc độ tăng trưởng là điều mà Chính phủ phải lựa chọn để đạt được những mục tiêu lớn trong năm 2018.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Người Thái đã có chiến lược 'xâm chiếm' thị trường Việt từ lâu

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Người Thái đã có chiến lược "xâm chiếm" thị trường Việt từ lâu

Tiêu điểm -  6 năm

Từ lâu, người Thái đã có suy nghĩ chiến lược về thị trường Việt. Nếu so sánh với Thái Lan, Việt Nam đã không hề có sự chuẩn bị tương tự. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ với TheLEADER mối lo ngại trước cơn lũ hàng Thái và những bài học đắt giá cho Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 'Muốn tranh cãi về chính sách thì không thể dịu dàng được'

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 'Muốn tranh cãi về chính sách thì không thể dịu dàng được'

Leader talk -  7 năm

Cùng với công cuộc cải cách kinh tế bền bỉ của đất nước kéo dài suốt 30 năm qua, tên bà Phạm Chi Lan luôn được nhắc đến như một người tiên phong với tiếng nói phản biện đầy trách nhiệm và hiểu biết của một chuyên gia kinh tế trước những vấn đề nóng của đất nước, của doanh nghiệp.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  12 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  16 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.