Vì sao Việt Nam ít doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh?

An Chi Thứ sáu, 05/10/2018 - 15:48

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, dù phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chỉ nép mình ở trong chừng mực nào đó, không muốn lớn, không dám lớn hoặc không thể lớn vì thiếu nguồn lực.

Nhiều rào cản doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đề cập đến câu chuyện của Xúc xích Đức Việt như một ví dụ điển hình cho bài toán hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Theo ông Cung, đây là doanh nghiệp của một doanh nhân rất tâm huyết và có nghề nhưng họ buộc phải dừng lại và bán đi, bởi họ hiểu "nếu làm to nữa thì chết".

Cũng theo vị lãnh đạo này, sự đóng góp trong GDP của kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng trong thời gian gần đây, tuy nhiên khu vực này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nền kinh tế thị trường. 

Từ năm 1991 khi Luật Doanh nghiệp thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của kinh tế thị trường tại Việt Nam đến nay, mới xuất hiện 4 tỷ phú. Con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở top các doanh nghiệp hàng đầu. 

Tại Tọa đàm 'Phát triển kinh tế tư nhân thành động lực: Rào cản và giải pháp' do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức, ông Cung cho rằng, một trong những lý do chính là doanh nghiệp tư nhân có thể tự do kinh doanh nhưng lại không có sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Quyết tâm loại bỏ rào cản để phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Theo đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam có nhiều rủi ro về mặt thể chế. Doanh nghiệp Việt bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý. Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, rõ ràng, không công khai minh bạch, không hiệu lực và hiệu quả. 

Với sự áp dụng tùy ý tùy tiện, các doanh nghiệp khó tính toán được bài toán phát triển lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức. Tuy nhiên, càng không chính thức ở Việt Nam lại càng rủi ro.

Mặt khác, ông Cung cũng cho rằng, với những doanh nghiệp muốn lớn, họ cũng không thể lớn được. Bởi một doanh nghiệp khi có ý tưởng và chiến lược kinh doanh tốt, họ cần nhiều nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình. 

Trong khi đó, tại Việt Nam nguồn lực lại được phân bố theo cơ chế xin – cho, thay vì dựa trên tiêu chí chất lượng. Có thể lấy thí dụ, giao dịch chuyển nhượng đất đai chủ yếu là hành chính, chưa hẳn là thị trường, thị trường trái phiếu chưa phải là thị trường huy động và phân bố nguồn lực.

Do thiếu các nguồn lực phát triển nên doanh nghiệp tư nhân không thể phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng để trở thành động lực chính cho nền kinh tế, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cũng cho rằng, trong những năm qua, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhưng thực tế khi triển khai công việc, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc. 

Theo đó, rào cản lớn nhất hiện nay là từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình đàm phán làm việc, doanh nghiệp này cho rằng họ chưa được đối xử bình đẳng. Khung pháp lý có rất nhiều bất cập, điển hình là xung đột giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. 

Các văn bản hành chính nhà nước ban hành thiếu tính thực tiễn. Trong vòng hơn 1 năm nhưng thông tư Bộ Tài chính ban hành tới 4 lần về cùng một vấn đề chính sách lãi vay. Và dự thảo lần cuối lại quay về đúng như một thông tư trước đó, gây lúng túng trong việc triển khai của doanh nghiệp.

Đặc biệt, theo ông Thế, hệ thống tài chính của Việt Nam còn quá nhỏ về quy mô. Trong khi chính sách lại quy định doanh nghiệp /một nhóm doanh nghiệp có liên quan không được vay quá lần lượt là 15%/25% vốn điều lệ của một ngân hàng. Điều này giới hạn khả năng huy động nguồn vốn của doanh nghiệp.

Mặt khác, việc doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều cơ quan thanh tra, kiểm toán dự án trong một năm, thanh tra chuyên ngành bộ kế hoạch, thanh ta bộ xây dựng, thanh tra Chính phủ, kiểm toán nhà nước cũng gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp, ông Thế cho hay.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân

Trước thực trạng này, ở góc độ cơ quan quản lý, GS. Nguyễn Mại cho rằng, tiềm năng lớn của kinh tế tư nhân cần được khai thác có hiệu quả bằng hệ sinh thái thuận lợi với hành lang pháp lý thông thoáng. 

Do đó, Chính phủ cần kiên quyết, mạnh mẽ hơn nữa trong việc xoá bỏ các điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân có điều kiện phát triển. 

Đồng thời, cần đẩy thực hiện Chính phủ điện tử. Theo ông Mại, để phát triển kinh tế tư nhân thì xây dựng Chính phủ điện tử là đòi hỏi của đổi mới quản lý nhà nước trong thời đại kỷ thuật số, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để đáp ứng từng loại doanh nghiệp, việc hoàn thiện luật pháp như sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cần có quy định riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và tập đoàn kinh tế.

"Chúng ta không thể dùng một chiếc áo cho nhiều người có kích cỡ khác nhau", GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân cần sự quyết tâm của cả nhà nước và nỗ lực của doanh nghiệp. 

"Dù là công nghiệp 4.0 hay 5.0 thì trước hết cũng phải cải thiện nền tảng doanh nghiệp và cần thúc đẩy để doanh nghiệp tư nhân phát triển', ông Thành nói.

Kinh tế tư nhân đóng góp gì vào những con số kỷ lục năm 2017?

Kinh tế tư nhân đóng góp gì vào những con số kỷ lục năm 2017?

Tiêu điểm -  6 năm
Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, những con số tăng trưởng ấn tượng của năm 2017 có sự đóng góp rất lớn từ khu vực kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân đóng góp gì vào những con số kỷ lục năm 2017?

Kinh tế tư nhân đóng góp gì vào những con số kỷ lục năm 2017?

Tiêu điểm -  6 năm
Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, những con số tăng trưởng ấn tượng của năm 2017 có sự đóng góp rất lớn từ khu vực kinh tế tư nhân.
Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân

Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chính phủ luôn nhận thức rằng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ dốc toàn lực hỗ trợ tư nhân thuận lợi làm kinh tế.

Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'

Bà Phạm Chi Lan: 'Doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như… không có ưu đãi gì'

Leader talk -  6 năm

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, lâu nay Chính phủ vẫn luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến là trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì.

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm

Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.

Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI

Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI

Tiêu điểm -  6 năm

Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  59 phút

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  22 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.