Phát triển bền vững

Lượng phát thải carbon tăng nhanh trở lại hậu Covid-19

Phương Anh Thứ ba, 09/11/2021 - 11:48

Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch dự báo tăng khoảng 5% trong năm 2021, sau khi giảm vào năm ngoái khi các nền kinh tế đóng cửa vì Covid-19.

Theo dữ liệu từ Dự án carbon toàn cầu (Global Carbon Project), lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch giảm 5,4% vào năm 2020, nhưng dự báo sẽ tăng 4,9% trong năm nay với tổng cộng 36,4 tỷ tấn carbon.

Việc sử dụng than và khí đốt được dự báo sẽ còn tăng nhiều hơn vào năm 2021 so với mức giảm vào năm 2020, trong khi việc sử dụng dầu mỏ vẫn thấp hơn mức hồi năm 2019.

Đối với các quốc gia như Mỹ hay Liên minh Châu Âu, lượng khí thải năm 2021 dường như quay trở lại xu hướng giảm như trước đại dịch Covid-19, nhưng đối với Ấn Độ, lượng khí thải CO2 có xu hướng tăng.

Đối với Trung Quốc, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng phát thải CO2 nhiều hơn nữa, do sự thúc đẩy từ các ngành điện và công nghiệp.

Theo ước tính, lượng phát thải tại quốc gia này sẽ tăng khoảng 4% so với năm ngoái, tăng 5,5% so với năm 2019, tương đương mức hơn 11 tỷ tấn. Con số này đồng nghĩa với việc Trung Quốc chiếm gần 1/3 lượng khí thải toàn cầu.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm Đại học Exeter, Đại học East Anglia (UEA), CICERO và Đại học Stanford, đánh giá khó có thể cắt giảm lượng khí thải vào năm 2022, nếu vận tải đường bộ và hàng không trở lại mức trước đại dịch và lượng sử dụng than vẫn ổn định.

GS. Pierre Friedlingstein thuộc Viện nghiên cứu Hệ thống toàn cầu của Exeter, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho hay sự gia tăng trở lại lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2021 phản ánh sự quay trở lại của nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch trước đại dịch Covid-19.

Việc tự đầu tư vào nền kinh tế xanh trong các kế hoạch phục hồi sau Covid của một số quốc gia cho đến nay vẫn chưa đủ để giúp các nước này tránh gia tăng đáng kể lượng phát thải so với trước đại dịch.

GS. Corinne Le Quéré, Trường Khoa học môi trường thuộc UEA, cho rằng sẽ mất một khoảng thời gian để thấy được tác động đầy đủ do những gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid đối với lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Nhiều tiến bộ đã được ghi nhận trong việc khử carbon trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu kể từ khi Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015.

Ngoài ra, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng duy nhất tiếp tục phát triển trong thời kỳ đại dịch. Các khoản đầu tư mới và chính sách khí hậu mạnh mẽ cần hỗ trợ một cách có hệ thống nhiều hơn cho nền kinh tế xanh hiện nay, cũng như giúp các nền kinh tế này dần đẩy lùi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trong thập kỷ qua, lượng phát thải ròng CO2 toàn cầu do thay đổi sử dụng đất là 4,1 tỷ tấn, với 14,1 tỷ tấn CO2 thải ra do phá rừng cùng các thay đổi trong sử dụng đất khác, và 9,9 tỷ tấn CO2 được loại bỏ nhờ trồng rừng và phục hồi đất.

Lượng khí thải được loại bỏ nhờ trồng rừng và phục hồi đất đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, trong khi lượng phát thải do phá rừng và các thay đổi sử dụng đất khác vẫn ở mức tương đối đều đặn.

Điều này cho thấy sự thuyên giảm gần đây của lượng phát thải ròng do thay đổi sử dụng đất, mặc dù bên cạnh đó vẫn có những hoài nghi.

Tổng lượng phát thải CO2 từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất ròng không đổi trong thập kỷ qua, trung bình là 39,7 tỷ tấn CO2.

Để có 50% cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, 1,7 độ C và 2 độ C, các nhà nghiên cứu ước tính ngân sách carbon còn lại hiện nay cần giảm xuống lần lượt là 420 tỷ tấn, 770 tỷ tấn và 1.270 tỷ tấn, tương đương mức 11, 20 và 32 năm kể từ đầu năm 2022.

'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

Tiêu điểm -  2 năm
Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).
'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

Tiêu điểm -  2 năm
Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.