M&A bất động sản sôi động trở lại

Hứa Phương Thứ năm, 28/07/2022 - 15:52

Thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) bất động sản đang sôi động trở lại sau những năm trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thị trường bất động sản đã chứng kiến một số các giao dịch M&A quy mô lớn trong nửa đầu năm, trong đó điển hình là Viva Land mua lại tòa nhà văn phòng Capital Place ở khu vực trung tâm Hà Nội với giá 550 triệu USD từ CapitaLand Development. 

Trước đó, Viva Land ra mắt thị trường bằng thương vụ mua lại thành công tòa nhà Saigon One Tower và đổi tên thành IFC One, Saigon. Dự án có có vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, TP.HCM, thiết kế là tòa nhà thương mại gồm văn phòng, căn hộ chung cư và trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn 124.100 m2.

Với phân khúc nhà ở, thương vụ đáng chú ý đầu tiên là Masterise Homes thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An và đổi thành tên gọi mới là The Global City. Dự án có quy mô rộng 117 ha, nằm cạnh khu phức hợp Saigon Sports City và tiếp giáp với cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Sài Gòn Bình An được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 1999, sau hơn 20 năm, dự án đang dần “sống lại” khi về tay chủ mới.

Ở khu Nam, Tập đoàn Novaland cũng gây chú ý với thị trường khi mua lại dự án Kenton Node và đổi tên thành dự án căn hộ cao cấp Grand Sentosa với hơn 1.640 căn hộ tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM từ Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên. Đây là dự án đã bị đình trệ 13 năm, với việc mua lại của Novaland giới đầu tư kỳ vọng Grand Sentosasẽ sớm được hồi sinh.

Cũng liên quan đến ông lớn bất động sản phía Nam, gần đây quỹ đầu tư Hoa Kỳ là Warburg Pincus đã công bố việc rót khoản vốn đầu tư 250 triệu USD vào Tập đoàn, nhằm gia tăng quỹ đất và phát triển các dự án hiện hữu của Novaland tại các vị trí chiến lược, tận dụng cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện.

Mới đây, hai quỹ có vốn đầu tư nước ngoài là VinaCapital và Dragon Capital công bố đầu tư 103 triệu USD vào Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land. 

Nếu như phân khúc văn phòng, nhà ở các thương vụ được thực hiện chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM thì bất động sản công nghiệp có sự mở rộng hơn đến các tỉnh thành và “nóng” hơn.

Cụ thể, giá trị các thương vụ M&A ở phân khúc bất động sản công nghiệp chiếm 35% tổng giá trị các giao dịch trên thị trường M&A ngành bất động sản.

Đơn cử như đầu tháng 1, GLP nhà quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hậu cần, cơ sở hạ tầng dữ liệu và năng lượng tái tạo, thành lập GLP Vietnam Development Partners I với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD, vào sáu dự án trung tâm logistics có tổng diện tích lên đến 900,000 m2.

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Một tháng sau đó, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW, nhà phát triển bất động sản công nghiệp do Warburg Pincus và Becamex IDC đồng sáng lập đã công bố việc mua lại khoảng 74.000m2 đất tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở tỉnh Quảng Ninh, do DEEP C phát triển.

CapitaLand Development cũng thông báo việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh Bắc Giang. Hai bên sẽ đẩy mạnh phát triển dự án khu đô thị - công nghiệp - logistics có tổng diện tích hơn 400 ha trên toàn tỉnh với giá trị cam kết đầu tư 1 tỷ USD (tương đương 22.700 tỷ đồng).

Gần đây Công ty TNHH Boustead Projects đã mua lại 49% cổ phần trong Công ty cổ phần Công nghiệp Logistics KTG & Boustead tại khu công nghiệp Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh với giá 6,9 triệu USD.

Ngoài các loại hình bất động sản truyền thống, trong tháng 6, thương vụ đầu tư vào bất động sản trung tâm dữ liệu cũng được công bố bởi tổ chức đầu tư tư nhân Gaw Capital Partners có trụ sở tại Hong Kong với dự án Trung tâm dữ liệu cấp độ 3 với diện tích 6.056 m2 tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Theo lý giải của các chuyên gia, lực đẩy để thị trường M&A bất động sản phục hồi nhanh là do tốc độ tăng trưởng quý 2 của Việt Nam đạt 7,72%, cao nhất trong vòng 11 năm qua.

Việt Nam cũng ghi nhận 10,06 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, bất động sản chiếm 26% tổng số vốn, đứng thứ hai các ngành chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất.

Ngoài ra, các vấn đề tồn tại liên quan đến thị trường bất động sản như hoạt động đầu tư, hệ thống pháp luật liên quan đang dần hoàn thiện sẽ phần nào gỡ bỏ những rào cản hiện hữu cho các hoạt động trên thị trường bất động sản.

Đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương vừa ban hành Nghị quyết 18 NQ-TW với nhiều luận điểm chỉ đạo mới quan trọng về yêu cầu tăng tính thị trường, minh bạch và hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với đất đai. Khi được thể chế hóa và triển khai trên thực tế được kỳ vọng mang lại tác động mạnh mẽ nhiều mặt cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu thị trường, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield đánh giá, bất động sản Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều luồng quan tâm đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các dự án tạo ra lợi nhuận.

Sự phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân đã cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các thương vụ M&A. Những nhà đầu tư này không ngừng tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có danh tiếng tốt.

Còn đối với các nhà đầu tư trong nước theo bà Trang Bùi đánh giá việc mua khu đất phát triển dự án sẽ được ưu tiên hơn. Tất cả các phân khúc trên thị trường đều được quan tâm, tuy nhiên nhà ở và công nghiệp sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm nhất từ nhà đầu tư.

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội

Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Thị trường mua bán sáp nhập đang chứng kiến sự chuyển hướng sang các công ty trong nước thay vì được dẫn dắt bởi các tên tuổi ngoại như trước đây. Nhiều doanh nghiệp đã đưa M&A vào chiến lược chính trong kế hoạch phát triển và mở rộng hê sinh thái kinh doanh.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  8 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  10 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".