Tài chính
Mảng kinh doanh lõi của Techcombank hụt hơi so với mặt bằng chung ngành ngân hàng
Tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu tăng cao bất thường, hoạt động dịch vụ tăng trưởng khiêm tốn khiến cho con số lợi nhuận kỷ lục của Techcombank vừa công bố kém thuyết phục.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 với lợi nhuận kỷ lục. Cụ thể ngân hàng báo lãi trước thuế 5.196 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận của Techcombank đã vượt qua VPBank (4.375 tỷ đồng) và trở ngân hàng tư nhân có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam đã công bố.
Mặc dù vậy, báo cáo tài chính của Techcombank cũng cho thấy những tín hiệu kém tích cực trong hoạt động của ngân hàng này thời gian gần đây.
Cụ thể, mức tăng trưởng thu nhập hoạt động của Techcombank trong nửa đầu năm 2018 được đóng góp lớn từ các nguồn thu nhập khác. Đó là gần 895 tỷ đồng thu nhập thuần từ thoái vốn công ty tài chính tiêu dùng (Techcom Finance). Đồng thời là 743 tỷ đồng thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, thông qua việc thoái vốn cổ phần.
Yếu tố quan trọng khác giúp lãi trước thuế của ngân hàng tăng mạnh là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm sâu. Cụ thể trong nửa đầu năm 2018 chỉ ghi nhận 1.044 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ 2017, chủ yếu là do phần trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt đã được tất toán.
Trong khi đó, mảng kinh doanh lõi lại cho thấy sự tăng trưởng thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ cho vay khách hàng chỉ đạt 166,7 ngàn tỷ, tăng 3,6% so với thời điểm cuối năm 2017.
Mức tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018 của Techcombank thấp hơn đáng kể so với mức tăng bình quân chung của toàn ngành. Thu nhập thuần từ lãi do vậy chỉ tăng trưởng khiêm tốn, gần 15% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, nhiều khả năng ngân hàng sẽ tăng trưởng tín dụng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm với sự đóng góp cao hơn từ dư nợ khách hàng cá nhân.
Đáng chú ý là dù cho vay khách hàng tăng chậm, nợ xấu của Techcombank lại tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh từ mức 1,61% cuối năm 2017 lên 2,04% cuối tháng 6/2018.
Trong đó, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất (82,6%) lên 1.050 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) tăng 27% lên 1.981 tỷ đồng, chiếm 58% tổng số nợ xấu tại Techcombank.
Hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng chỉ tăng trưởng 8,2% thu nhập, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng của các hoạt động khác. Nhiều năm qua, Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc dịch chuyển hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư lớn vào công nghệ để nâng cấp hệ thống và coi đây là mảng tăng trưởng cốt lõi.
Các công ty phân tích đánh giá, tốc độ tăng trưởng thấp từ mảng dịch vụ sẽ khiến Techcombank khó có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018 nếu như hoạt động tín dụng không tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Techcombank sau khi niêm yết cũng không có diễn biến tích cực. Lên sàn với giá 128.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu ngân hàng này không ngừng mất giá. Sau khi chia tách, cổ phiếu Techcombank hiện giao dịch với mức giá 25.900 đồng.
Cổ đông Martime Bank cầm cố hàng trăm triệu cổ phiếu tại Techcombank và VPBank
OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững
Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo
Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Hóa giải điểm nghẽn, khai phóng tiềm năng điện mặt trời
Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.