Tiêu điểm
Mía đường Việt Nam "hồi sức" sau khi áp dụng phòng vệ thương mại
Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mía đường Thái Lan được ví như giải pháp hiệu quả giúp “hồi sức” cho ngành mía đường Việt Nam từng bước phục hồi vùng nguyên liệu và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất.
Ngành mía đường "thoát hiểm"
Năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở mức 5%. Từ đó, đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó chủ yếu từ Thái Lan, đã tăng nhanh chóng. Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.
Đường nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Theo thống kê của Hiệp hội mía đường Việt Nam, trước khi ngành đường thực thi ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến năm 2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động, 11 nhà máy đã buộc phải đóng cửa.
Trong 30 nhà máy đang hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ. Khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước. Diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do thu nhập từ cây mía không đảm bảo cuộc sống của người nông dân. Có những dấu hiệu cho thấy đường Thái Lan bán với giá rất rẻ do bán phá giá và nhận được trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan.
Theo ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, trong hơn 20 năm qua, từ khi xây dựng đến năm 2015-2016, công ty đã có một vùng nguyên liệu trên 10.000 ha, hợp đồng với trên 30.000 hộ nông dân với sản lượng đường trên 60.000 tấn, sản xuất kinh doanh ổn định đem lại hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp nộp ngân sách cho nhà nước trên 40 tỷ đồng/năm, góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2020, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính do đường nhập vào Việt Nam rất nhiều dẫn đến giá đường trong nước giảm xuống.
"Chúng tôi xác định nguyên nhân chính là sự cạnh tranh không sòng phẳng từ đường giá rẻ nhập khẩu từ Thái Lan, từ đó xác định là phải đề xuất Nhà nước có biện pháp để làm sao đảm bảo được việc cạnh tranh sòng phẳng", ông Minh nhìn nhận.
Trước tình hình đó, 6 nhà máy đường với đại diện là Hiệp hội mía đường Việt Nam đã nộp Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan.
Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 15 tháng 6 năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT, áp dụng mức thuế PVTM là 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.
Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã khiến lượng đường nhập khẩu Thái Lan từ tháng 3/2021 giảm tới 75%. Điều này làm giảm tác động cạnh tranh không lành mạnh của đường Thái Lan đối ngành sản xuất trong nước, từ đó giúp giá đường sản xuất trong nước tăng lên, giá thu mua mía của nông dân cũng tăng thêm từ 100.000 đến 200.000 đồng/tấn.
Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, giải pháp này là biện pháp hiệu quả giúp “hồi sức” cho ngành mía đường Việt Nam, từng bước phục hồi vùng nguyên liệu của người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mía đường, đồng thời giảm áp lực cho các doanh nghiệp mía đường trong nước.
Bài học để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp
Chia sẻ tại Tọa đàm “Thực trạng ngành Mía đường Việt Nam sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại”, ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, trong bối cảnh tự do hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, các cam kết cắt giảm thuế và thuế nhập khẩu của các quốc gia ngày càng giảm xuống.
Đặc biệt là khi Việt Nam và một số nước ta tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thì thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thậm chí còn giảm và xóa bỏ hoàn toàn. Điều đó sẽ khiến cho mức độ cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước ngày một tăng lên.
"Chúng ta ủng hộ những hoạt động cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh giữa hàng nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước để làm sao sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện tại của quốc gia. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp và có hiện tượng nhà xuất khẩu nước ngoài có những hành vi cạnh tranh không công bằng, không sòng phẳng với hàng hóa sản xuất trong nước, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước", ông Trung nhấn mạnh.
Khi đó, những chính sách thuế nhập khẩu truyền thống sẽ rất khó để có thể điều chỉnh được mức độ cạnh tranh về mức độ công bằng ban đầu. Do Việt Nam bị ràng buộc bởi những cam kết cắt giảm thuế như cam kết tự do hóa thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới cũng lưu ý và cho phép các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới được sử dụng công cụ gọi là công cụ phòng vệ thương mại để có thể đưa ra được những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế những hành vi cạnh tranh không công bằng, để đảm bảo cho hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước được cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng.
Những biện pháp này bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Biện pháp này được thực hiện thông qua quy trình điều tra và kết quả là nước nhập khẩu có thể có quyền áp dụng mức thuế suất cao hơn nhằm đảm bảo cho hàng hóa nhập khẩu phản ánh đúng mức giá thực tế của hàng hóa đó và có sự cạnh tranh công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước.
Vì vậy, ý nghĩa của biện pháp phòng vệ thương mại đối với một quốc gia, trong đó Việt Nam là những biện pháp nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất trong nước có được sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất trong nước cũng như bảo vệ được ngành sản xuất trong nước trước tác động không mong muốn từ bên ngoài.
Bàn luận thêm về vấn đề biện pháp phòng vệ thương mại, ông Trung cho biết, tính cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra phòng vệ thương mại tổng cộng 25 vụ việc. Trong đó là có 15 vụ việc chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ, 01 vụ việc chống trợ cấp và 02 vụ việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
"Khi các ngành sản xuất của Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ có nhiều hơn những ngành hàng biết cách vận dụng, sử dụng công cụ hợp lý và hợp pháp để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình”, ông Chu Thắng Trung nhận định.
Giải pháp tạm thời cứu ngành mía đường Việt Nam
Phát triển nguồn năng lượng thay thế từ ngành mía đường
Hiện tại Thái Lan có 56 nhà máy đường đang hoạt động, 83 dự án xây dựng nhà máy điện đồng phát độc lập thuộc sở hữu của các nhà máy đường, hiện sản xuất được 2.000 MW, trong đó có 800 MW được bán lên lưới. Nhiều dự án mới của ngành mía đường đang được chính phủ Thái Lan phê duyệt.
Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'
Ngành mía đường của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ gian lận thương mại, buôn lậu, biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ đầu năm 2020 tới.
‘Vua mía đường’ Thành Thành Công mạnh tay tái cơ cấu sản xuất
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho biết quyết định tạm dừng hoạt động nhà máy Đường Nước Trong để chuyển sang sản xuất đường organic thay cho đường tinh luyện là một bước lùi để tiến của TTC trong khi ngành mía đường đang giữa muôn trùng vây.
Mía đường Thành Thành Công – Biên Hoà lãi lớn sau M&A
Trong 9 tháng qua, công ty mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa đạt doanh thu gần 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 486 tỷ đồng.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.