Phát triển nguồn năng lượng thay thế từ ngành mía đường

Kim Yến Thứ ba, 18/06/2019 - 20:00

Hiện tại Thái Lan có 56 nhà máy đường đang hoạt động, 83 dự án xây dựng nhà máy điện đồng phát độc lập thuộc sở hữu của các nhà máy đường, hiện sản xuất được 2.000 MW, trong đó có 800 MW được bán lên lưới. Nhiều dự án mới của ngành mía đường đang được chính phủ Thái Lan phê duyệt.

Tại Việt Nam, đã có 200 MW từ đồng phát điện, giá khoảng ½ của Thái Lan.

Lợi tức từ đồng phát, ethanol… chiếm khoảng 50% lợi tức của ngành mía đường Thái Lan cho thấy vai trò quan trọng của nó trong việc thay đổi toàn bộ cấu trúc ngành, một hướng mở đầy triển vọng của cuộc cách mạng 4.0 khi ngành đường đang khó khăn, và có sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ. 

Đây cũng là một kinh nghiệm đắt giá mà các doanh nghiệp mía đường và Chính phủ Việt Nam cần học hỏi.

Nền kinh tế sinh học đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhiên liệu hóa thạch

Ngành đồ uống của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Thái Lan hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực châu Á và thế giới với các sản phẩm chủ lực như các loại trà (xuất sang Úc và các nước khu vực), đồ uống có cồn, không cồn sang Lào, Việt Nam, đồ uống thể thao. Những năm vừa qua, giá trị xuất khẩu khoảng 6 tỷ bath.

Thuế tiêu thụ đồ uống áp từ năm 2017 đặt ra cho thức uống có đường. Nhưng đồ uống có hàm lượng đường trên 6% phải đóng thuế 0,1 bath. Từ 8 -10% là 0,5 bath. Với soda, coffee trà là 1,0 bath. Giai đoạn 2019 bước sang giai đoạn 2 sẽ tăng cao hơn. 

Từ 2017 – 2024 có 4 giai đoạn triển khai áp thuế suất này. Nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm trà đóng hộp giảm 10%, nước ép trái cây giảm 11% do áp thuế tiêu thụ này. Hiện tại, Bộ Y tế Thái Lan đang tiến hành triển khai trên phương tiện truyền thông kêu gọi người dân tiêu thụ ít đường để có sức khỏe tốt hơn…

Những thách thức trên đang đặt Thái Lan và các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam trước thực tế nóng bỏng phải cấu trúc lại ngành mía đường bằng năng lượng thay thế.

Kế hoạch phát triển năng lượng thay thế của Thái Lan được điều chỉnh năm 2015 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải sản xuất điện của quốc gia, giảm 19 triệu MW điện từ khí ga, sinh khối… Gần đây, Chính phủ điều chỉnh lại kế hoạch này, giảm năng lượng tái tạo từ 50% xuống 20% tổng sản lượng điện.

Trong Hội thảo Mía đường Đông Nam Á (ASA) lần thứ 4 tại Việt Nam, ông Mipat Suttiwisedsak (Giám đốc hoạt động của KTIS Bioethanol), đại diện Thái Lan đã chia sẻ về triển vọng của Ethanol:

Ethanol của Mỹ (từ bắp) có từ năm 1970, và phát triển rất mạnh cùng với các sản phẩm sinh học. Ethanol Mỹ muốn vào Nhật phải đáp ứng bảng đánh giá (áp dụng từ 2018). Nhật được xem là thị trường mới của Mỹ. Hiện các nhà sản xuất Mỹ cũng đang cải tạo lại cơ sở sản xuất để đẩy mạnh sản lượng Ethanol phục vụ xuất khẩu. 

Tại Trung Quốc, dịch bệnh làm khoai mì tăng giá, khiến sản lượng ethanol từ khoai mì trong khu vực tăng giá. Nó từng bùng phát ở Việt Nam, đã bắt đầu xuất hiện ở Thái Lan. Các chính phủ hiện nay đều muốn đưa nhiên liệu tự nhiên vào năng lượng thay thế, bao gồm điện (mặt trời, gió, sinh khối…) và Ethanol.

Thái Lan hiện có nhiều mẫu xe sử dụng xăng E20, xăng B5. Chính phủ Thái Lan vẫn đang tăng sản lượng và đẩy mạnh xuất khẩu qua Philippines, nhưng chưa cạnh tranh được về ethanol tinh lọc. Khuyến khích người dân trong nước sử dụng nhiên liệu sinh học, chính phủ Thái muốn đẩy mạnh tiêu thụ được các loại xăng không gây ô nhiễm môi trường. 

Ethanol là một cánh cửa mới mở ra đầy triển vọng cho ngành mía đường. Mô hình quy trình sinh học diễn ra như sau: Khi đưa mía vào nhà máy đường, ép nước, trải qua quy trình hóa khí, hóa hơi, bộ chuyển hóa năng lượng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như nhựa sinh học, ethanol giúp bảo vệ môi trường, giảm cacbon thải ra môi trường.

Nhiên liệu E100, E85, E10 đang được hoàn thiện để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tốt hơn. Thuế đánh trên xăng cũng giúp tạo cơ hội cho nhiều thị trường các quốc gia”.

Nền kinh tế sinh học đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhiên liệu hóa thạch, đó cũng là lợi thế của Việt Nam, một nước có thế mạnh về nông nghiệp. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như gạo, bắp, mía đường… mang lại giá trị sinh học cao. Cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra cơ hội mới để Việt Nam bước vào kỷ nguyên năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học. Đó cũng là cánh cửa mới cho ngành mía đường.

Phát triển nguồn năng lượng thay thế từ ngành mía đường
Hội thảo Mía đường Đông Nam Á (ASA) lần thứ 4 tại Việt Nam.

Bã mía làm được nhựa sinh học, bởi trong bã mía có chất Lignin - một chất chống oxy hóa được chiết xuất bằng công nghệ nano, có thể chiết xuất lignin để sản xuất kem chống nắng. Bã mía còn có chất Hemicellulose giúp sản xuất ra chế phẩm ngành dược. Còn chất Cellulose với quy trình hóa học/vật lý/sinh học sẽ tác động đến chất lượng của Cellulose. Cellulose có tính chất linh hoạt, nạp vào cơ thể không bị phản ứng, Bột Cellulose dùng tái sinh, sản xuất tinh thể, phân tách nano (làm tăng độ bền vật liệu…).

Nhà máy đồng phát điện, hướng mở mới cho ngành mía đường

Cũng tại hội nghị này, đại diện TTC Sugar cho biết: “Tại Việt Nam, đã có 200 MW từ đồng phát điện, giá khoảng ½ của Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đề xuất chính phủ để tiếp tục nâng cao năng lực. Nếu các nhà máy đường đều đầu tư nhà máy đồng phát điện thì được khoảng 500 MW, một con số rất tiềm năng”.

Sản xuất điện sinh khối của Thái Lan cũng đang tăng lên. Các nhà máy đường ở Thái Lan đều có nhà máy đồng phát để sản xuất điện tiêu thụ trong nhà máy, nếu dư sẽ bán lên lưới điện. Ngành mía đường đặt mục tiêu các nhà máy đường ép được nhiều hơn, giảm rác thải phải đốt từ mía, thu được rác thải, phụ phẩm từ ruộng mía dùng cho nhà máy điện đồng phát, đó là mục tiêu dầy tham vọng nhằm vượt qua thách thức của ngành mía đường Thái Lan.

Mía không chỉ sản xuất đường mà còn dùng để sản xuất năng lượng sinh học, hỗ trợ công nghiệp đồng phát… Nhưng để người nông dân hiểu được tầm quan trọng đó cần có thời gian. Hiện Thái Lan phải nhập khẩu điện nhiều từ Campuchia (10%), Myanma… chủ yếu từ thủy điện, cần có các đường truyền tải điện để dẫn phát điện. Vì chi phí cao nên đây là thách thức cần sự hỗ trợ từ chính phủ.

Giá điện mua từ công ty nhà nước của Thái là 3 bath, mua từ công ty đường là 2,5 bath rồi bán lại 3 bath. Tuy nhiên, những nhà máy đường phân bố trên khắp các tỉnh thành, nhiều nơi xa không có đường truyền tải, trong khi nhà nước đang tập trung xây dựng đường truyền tải điện ở các vị trí chiến lược. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính phủ và doanh nghiệp để tận dụng nguồn điện của các nhà máy đường ở những nơi hẻo lánh, xa xôi.

Myanmar sẽ là quốc gia tổ chức cho cuộc họp năm kế tiếp của ASA. Các đại biểu cũng đánh giá cao Úc, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, có thể học hỏi về lĩnh vực mía đường cũng như những tiến bộ về công nghệ, khoa học… và quyết định để Úc tham gia với tư cách quan sát viên, vì quyền thành viên dành riêng cho các quốc gia xuất nhập khẩu trong khu vực

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Tiêu điểm -  5 năm

Ngành mía đường của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ gian lận thương mại, buôn lậu, biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ đầu năm 2020 tới.

‘Vua mía đường’ Thành Thành Công mạnh tay tái cơ cấu sản xuất

‘Vua mía đường’ Thành Thành Công mạnh tay tái cơ cấu sản xuất

Leader talk -  5 năm

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho biết quyết định tạm dừng hoạt động nhà máy Đường Nước Trong để chuyển sang sản xuất đường organic thay cho đường tinh luyện là một bước lùi để tiến của TTC trong khi ngành mía đường đang giữa muôn trùng vây.

Mía đường Thành Thành Công – Biên Hoà lãi lớn sau M&A

Mía đường Thành Thành Công – Biên Hoà lãi lớn sau M&A

Doanh nghiệp -  6 năm

Trong 9 tháng qua, công ty mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa đạt doanh thu gần 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 486 tỷ đồng.

Không tháo gỡ “nút thắt” chính sách, ngành mía đường Việt Nam vẫn mãi tụt hậu

Không tháo gỡ “nút thắt” chính sách, ngành mía đường Việt Nam vẫn mãi tụt hậu

Leader talk -  7 năm

So sánh với Thái Lan và Philippines, ngành mía đường Việt Nam thua thiệt đủ điều: thua về năng suất, sản lượng, giá cả, công nghệ và nhất là nông dân trồng mía chịu nhiều thiệt thòi so với nông dân hai nước nói trên.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  15 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  16 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".