Mở rộng hiệp định CPTPP với khả năng gia nhập của Mỹ và Trung Quốc

Phạm Sơn Thứ hai, 30/11/2020 - 15:12

Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) đề xuất đổi tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thành Hiệp định hợp tác toàn diện quốc tế (CAIP).

Hiệp định CPTPP được ký kết tại Chile. Ảnh: Bộ Công thương.

Năm 2020 là một khoảng thời gian đầy biến động với quan hệ thương mại và kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự thay đổi về chính sách kinh tế, đối ngoại của Mỹ cũng như cạnh tranh bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Malcolm Turnbull, nguyên Thủ tướng Úc nhận định, bối cảnh quốc tế hiện nay đặt ra yêu cầu khiến các quốc gia tích cực mở cửa thị trường, thực hiện các cam kết tự do thương mại với mục tiêu kiện toàn chuỗi cung ứng và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.

Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, mở cửa thị trường là cần thiết để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chống lại các ảnh hưởng tiêu cực từ chủ nghĩa bảo hộ.

Trước tình hình đó, các chuyên gia đến từ PIIE cho biết, hiệp định CPTPP có thể sẽ trở thành một phần của giải pháp, thông qua việc mở rộng phạm vi và nâng tầm cam kết, khuyến khích thêm sự tham gia của các quốc gia phù hợp.

Cụ thể, PIIE đề xuất đổi tên hiệp định CPTPP thành Hiệp định hợp tác toàn diện quốc tế (Comprehensive Agreement for International Partnership – CAIP), đồng thời bổ sung các cam kết mới phù hợp với tình hình thế giới trong và sau đại dịch Covid-19.

Các lĩnh vực mới được kỳ vọng sẽ là một phần của cam kết CPTPP bao gồm quản trị kỹ thuật số, nâng cao tính kiên cường của chuỗi cung ứng trước các rủi ro tương tự Covid-19 cũng như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xem xét, sàng lọc vốn đầu tư nước ngoài.

Lý giải về tên gọi mới, TS. Mary Lovely, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp PIIE cho biết, CAIP sẽ phản ánh đúng bản chất toàn cầu, như một bước thể hiện sự sẵn sàng mở rộng phạm vi và chào đón thêm các thành viên mới như Anh và Ấn Độ.

Đồng quan điểm với chuyên gia của PIIE, ông Turnbull nhận xét: “Cái tên CPTPP đặt ra rào cản rằng hiệp định này chỉ đem lại lợi ích cho khu vực vành đai Thái Bình Dương, trong khi tiềm năng của hiệp định có thể bù đắp hoàn hảo cho khoảng trống mà WTO mang lại”.

Khả năng gia nhập của Mỹ và Trung Quốc

Bà Lovely cho biết, việc Trung Quốc gia nhập CPTPP là điều đáng để mong đợi nhưng khó có thể xảy ra, bởi Trung Quốc hoàn toàn nhận được lợi ích tương đương thông qua các hiệp định tự do thương mại đã ký trước đó.

Tuy nhiên tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này đang cân nhắc việc tham gia CPTPP như một cách để tái khẳng định mục tiêu toàn cầu hóa và tự do thương mại.

Mỹ đã từng là một thành viên quan trọng trong quá trình đàm phán TPP, tiền thân của CPTPP, sau đó bất ngờ rút lui khi ông Donald Trump lên nắm quyền tổng thống.

Theo ông Jeffrey Scott, Nghiên cứu viên cao cấp PIIE, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết thành công có thể sẽ là nhân tố khiến chính quyền Mỹ cân nhắc việc quay trở lại với CPTPP.

“RCEP không được đánh giá cao về mặt thương mại nhưng lại củng cố vai trò trung tâm của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Scott cho biết.

RCEP có thể là tiền đề quan trọng để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Như vậy, nguy cơ doanh nghiệp của Mỹ gặp phải phân biệt đối xử tại khu vực Đông Á là hoàn toàn có thể xảy ra.

Về phía các quốc gia thành viên CPTPP, sự tham gia của Mỹ sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về môi trường và lao động, qua đó tạo cơ hội cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao nội lực kinh tế, bên cạnh việc thu hút thêm các quốc gia khác tham gia vào hiệp định.

Trước tiềm năng gia nhập của 2 cường quốc hàng đầu thế giới, nhiều chuyên gia bày tỏ kỳ vọng CPTPP sẽ trở thành nền tảng đối thoại mới quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó đi đến hướng giải quyết cho xung đột thương mại.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  10 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  11 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  11 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 ngày

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  3 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  5 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  5 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  10 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  11 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều