Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, viễn thông được phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Thời gian thí điểm trong 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm.
Đối tượng thực hiện thí điểm là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và nhà mạng viễn thông.
Việc cho phép thí điểm Mobile Money nhằm mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam; tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.
Theo quyết định, khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money phải cung cấp chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký thuê bao di động và được định danh, xác thực theo quy định. Đồng thời, thuê bao di động cũng phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở, sử dụng dịch vụ tiền di động.
Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm. Hạn mức giao dịch cho một tài khoản loại này không được quá 10 triệu đồng một tháng cho tất cả giao dịch gồm rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.
Khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money tại điểm kinh doanh của doanh nghiệp tham gia thí điểm, từ tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng có thể rút tiền từ tài khoản Mobile Money về tài khoản ngân hàng, ví điện tử và tại các điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm chỉ được phép cung ứng dịch vụ Mobile – Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định; đồng thời chỉ áp dụng đối với giao dịch nội địa hợp pháp bằng đồng Việt Nam, không được thực hiện thanh toán chuyển tiền cho hàng hóa, dịch vụ cung cấp xuyên biên giới.
Nhiều hành vi bị cấm trong thời gian triển khai thí điểm bao gồm: cấm trả lãi trên số dư tài khoản Mobile Money hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên tài khoản Mobile Money so với giá trị tiền khách đã nạp vào tài khoản.
Nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện thí điểm thực hiện hoạt động ngân hàng (cho vay, huy động vốn) hay các hành động cung ứng hoặc sử dụng tài khoản Mobile Money để giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo và các hành vi gian lận.
Việc thuê, cho thuê, mượn cho mượn hoặc trao đổi, mua bán tài khoản Mobile Money và thông tin tài khoản là điều bị cấm.
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm sử dụng nguồn tiền từ tài khoản Mobile Money của khách hàng cho các mục đích khác của doanh nghiệp thực hiện thí điểm đều là các hành vi bị cấm.
Kết quả thí điểm triển khai Mobile Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ này tại Việt Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, theo kinh nghiệm các nước, nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%. Đây được xem là một trong những biện pháp trong kịch bản tăng trưởng kinh tế trước đại dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia, Mobile Money hiện là xu hướng của thế giới, là giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số và là một trong những cấu phần quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, các công ty viễn thông sẽ chứng minh được vai trò quan trọng của mình khi triển khai dịch vụ Mobile Money.
Một số nghiên cứu chỉ ra, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30% dân ở độ tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng, trong khi 70% còn lại chưa có thói quen sử dụng thanh toán điện tử. Như vậy, Mobile Money sẽ giúp thúc đẩy khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng khi họ làm quen với phương thức thanh toán điện tử.
Sử dụng ví điện tử thanh toán online thay cho tiền mặt đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng Việt. Nhưng chính các loại ví công nghệ cũng đang là đích ngắm của hầu hết các cuộc tấn công mạng. Vậy người dùng nên lựa chọn loại ví điện tử như thế nào để vừa đảm bảo an toàn, đồng thời có thể hỗ trợ thanh toán thuận tiện ở mọi nơi?
Các khảo sát được thực hiện ở Việt Nam cho thấy 79% người tiêu dùng thích thanh toán bằng thẻ và ứng dụng di động thay vì tiền mặt, trong khi 43% người người tiêu dùng cho biết họ đã đặt đồ ăn trực tuyến thường xuyên hơn khi đại dịch xảy ra.
Với việc thâu tóm Wepay, Gojek đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình tại Việt Nam, bên cạnh GoRide (dịch vụ gọi xe), GoFood (giao đồ ăn) và GoSend (dịch vụ giao hàng).
Grand Pioneers Cruise đã giành giải thưởng "Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024" tại Lễ trao giải World Cruise Awards, trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận vinh dự này.
Vincom 20 năm tiên phong thay đổi xu hướng tiêu dùng, tạo giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cộng đồng và xã hội, khẳng định vị thế thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.