Phát triển bền vững

“Mốt” bền vững trong công nghiệp thời trang

Sơn Phạm Chủ nhật, 28/06/2020 - 09:55

Những bộ quần áo, giày dép chúng ta đang mặc hàng ngày chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải các-bon trên toàn thế giới, lớn hơn cả phát thải ngành hàng không và hàng hải cộng lại.

Thời trang, may mặc là ngành công nghiệp phổ biến hàng đầu và cũng là một trong những ngành công nghiệp “bẩn” nhất trên thế giới. 

Theo thống kê của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có tới 85% hàng may mặc được sản xuất ra và kết thúc vòng đời của mình tại bãi rác, sau đó được đem đi chôn lấp hoặc tiêu hủy bằng cách đốt.

Nhiều hãng thời trang nổi tiếng, để bảo vệ giá trị thương hiệu, thậm chí còn thải bỏ và tiêu hủy những món hàng tồn kho chưa bán được, gây ra sự lãng phí đáng kể.

Cũng theo IUCN, việc giặt quần áo hàng năm có thể thải ra đại dương khoảng 500.000 tấn vi nhựa, tương đương với 50 tỷ chai nhựa. Đáng chú ý, 35% số vi nhựa này không thể phân hủy tự nhiên, số còn lại thì phải mất hàng trăm năm để biến mất hoàn toàn.

Lượng vi nhựa này đến từ chất liệu sợi tổng hợp polyester – một chất liệu được tìm thấy trong khoảng 60% hàng may mặc. Tuy nhiên, sản xuất quần áo từ sợi bông tự nhiên cũng không hề “xanh” khi trung bình để sản xuất ra một chiếc áo bông cần tiêu tốn khoảng 2.650 lít nước.

“Mốt” bền vững trong công nghiệp thời trang
Ngành trồng bông đã làm cạn kiệt nước từ biển hồ Aral, biến nó trở nên khô cạn chỉ sau khoảng 50 năm. Ảnh: NASA

Bên cạnh đó, quá trình nhuộm màu vải cũng gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho các nguồn nước, khi hóa chất nhuộm độc hại được xả thải trực tiếp ra môi trường. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, ngành dệt may chịu trách nhiệm cho 20% nguồn nước bị ô nhiễm trên thế giới.

Dự kiến, nếu không có các biện pháp nghiêm túc và gấp rút, ngành thời trang sẽ ngày càng hủy hoại môi trường nhiều hơn nữa khi các nhãn hiệu cao cấp tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cho ra đời bộ sưu tập mới, khiến quần áo, giày dép có vòng đời ngày càng ngắn lại.

Tái thiết lập thời trang: bền vững phải là xu thế mới

Ý thức rõ mức độ nguy hại mà ngành công nghiệp thời trang đang gây ra cho môi trường, Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB) cùng một số đối tác toàn cầu đã thành lập Liên minh Thời trang Bền vững vào tháng 3/2019 để chung tay thúc đẩy quá trình chuyển đổi bền vững trong lĩnh vực này.

Dưới các đề xuất, kiến nghị và hướng dẫn của liên minh, các doanh nghiệp thời trang trên khắp thế giới đã đưa và ứng dụng nhiều sáng kiến giúp sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thời trang một cách thân thiện hơn với môi trường.

Vừa qua, 1 trong 9 giải thưởng Doanh nghiệp startup vì môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức đã được trao cho RemakeHUB của nữ doanh nhân Sissi Chao. Từ ý tưởng về mô hình kinh tế tuần hoàn, người phụ nữ xinh đẹp đến từ Trung Quốc này đã đưa vào ứng dụng chuỗi dây chuyền sản xuất quần áo và hàng tiêu dùng với nguyên liệu hoàn toàn từ phế thải.

“Mốt” bền vững trong công nghiệp thời trang 1
Một số sản phẩm thời trang tái chế của thương hiệu RemakeHUB.

Cụ thể, RemakeHUB hợp tác cùng các công ty khai thác thủy hải sản để thu mua lại những lưới đánh cá bỏ để tái sản xuất thành quần áo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng là đối tác của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) trong việc thu gom rác nhựa để chế tạo kính râm và đồ nội thất.

Ý tưởng về RemakeHUB đã nhen nhóm trong Sissi Chao từ khi còn là một đứa trẻ, mỗi ngày chứng kiến cha mẹ mình làm việc cho một xưởng may bên cạnh dòng sông bị ô nhiễm nặng do chính sự xả thải từ xưởng may đó.

“Một buổi sáng thức dậy, tôi nhận ra rằng, mình không thể trở thành thế hệ tiếp theo hủy hoại môi trường. Tôi muốn làm một điều gì đó, vừa sáng tạo nhưng cũng cần phải hướng tới giá trị bền vững”, bà Sissi Chao, nhà sáng lập startup thời trang RemakeHUB chia sẻ.

Nimco Adam là một nhà thiết kế nổi tiếng đến từ Kenya. Hợp tác với hàng chục nhãn hàng, trong đó có cả thương hiệu nổi tiếng Forever 21, Adam luôn phải dành nhiều giờ mỗi ngày để tự nhuộm màu vải nhằm tạo ra những thiết kế ấn tượng nhất.

Vào cái ngày khứu giác của Adam bị tổn thương vĩnh viễn, bà đã hiểu ra rằng công việc của mình đã hủy hoại sức khỏe của bản thân, của người khác cũng như môi trường nghiêm trọng tới mức nào.

“Mốt” bền vững trong công nghiệp thời trang 2
Quá trình nhuộm vải sử dụng nhiều hóa chất độc hại.

Kể từ đó, bà đã nỗ lực hoạt động nhằm thay thế những chất nhuộm độc hại bằng thuốc nhuộm được chiết xuất từ rễ cây và vỏ cây – những thứ có sẵn tại quê hương bà. Chia sẻ với đại diện của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Nimco Adam bày tỏ hy vọng công việc của mình sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi bền vững trong ngành thời trang, cũng như tạo ra nguồn lợi kinh tế mới cho những nước châu Phi.

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, mà những ông lớn trong ngành thời trang cũng đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua bền vững, trong đó có nhãn hiệu nổi tiếng Gucci.

Marco Bizzarri, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Gucci cho biết, từ năm 2015, tập đoàn đã hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng nhằm tìm ra những nguồn nguyên liệu sạch và có thể truy xuất nguồn gốc.

Cho đến nay, Gucci đã cắt giảm 37% lượng khí thải từ quá trình sản xuất. Dự kiến đến năm 2050, con số này sẽ đạt mục tiêu 50% lượng khí thải được cắt giảm.

Đại diện của Liên minh Thời trang Bền vững, ông Michael Stanley-Jones cho biết, chính phủ cần có động thái đóng góp vào hoạt động thúc đẩy sự bền vững trong ngành công nghiệp may mặc.

Theo đó, ông Jones đánh giá cao chính phủ Pháp với việc ban hành thêm hơn 100 quy định ràng buộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang, bao gồm cả quy định cấm tiêu hủy sản phẩm tồn kho.

Đây được xem là một động thái vô cùng quyết liệt trong công tác bảo vệ môi trường của Pháp, khi ngành thời trang đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của quốc gia này, với một loạt nhãn hiệu đẳng cấp thế giới: Chanel, Dior, Saint Laurent, Hermes, Louis Vuitton…

Các chuyên gia từ liên minh cũng cho biết, chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới trong công nghệ để tạo ra vật liệu thay thế cho những loại sợi vải truyền thống vốn gây nhiều tác hại tới môi trường.

Từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, phong trào tẩy chay sản phẩm thời trang làm từ da, lông của động vật hoang dã đã nổi lên mạnh mẽ, được hưởng ứng bởi không ít người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng. Vì vậy, không có lý do gì người tiêu dùng không thể tiếp tục tẩy chay những sản phẩm thời trang vô trách nhiệm, gây hại cho môi trường, kể cả chúng đến từ nhãn hiệu địa phương hay thương hiệu uy tín toàn cầu.

Thực tế này đã chứng minh rằng chuyển đổi sang mô hình bền vững và giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ là xu thế đối với ngành thời trang. Tất cả các thương hiệu thời trang trên thế giới đều không thể nằm ngoài xu hướng này, nếu không muốn bị đào thải như một điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại.

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

Phát triển bền vững -  4 năm

Tuy có sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng và hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường.

Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Khi xe điện thật ra vẫn… xả khí thải

Phát triển bền vững -  4 năm

Tại nhiều quốc gia đang phát triển, điện vẫn chủ yếu được sản xuất bằng than và khí đốt. Như vậy, sử dụng xe điện cũng chỉ là đang gián tiếp xả thải ra môi trường chứ không hoàn toàn là hình thức di chuyển “sạch”.

Tái cấu trúc bền vững chuỗi cung ứng sau đại dịch bằng kinh tế tuần hoàn

Tái cấu trúc bền vững chuỗi cung ứng sau đại dịch bằng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  4 năm

Các chính phủ, doanh nghiệp cũng như mỗi người dân cần chung sức hướng tới mục tiêu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào chuỗi cung ứng để phục hồi kiên cường và bền vững nền kinh tế sau đại dịch.

Bảo vệ đại dương để giải quyết vấn đề về môi trường

Bảo vệ đại dương để giải quyết vấn đề về môi trường

Phát triển bền vững -  4 năm

Rác thải nhựa, kim loại nặng, dư lượng chất bảo vệ thực vật và nhiều rác thải chưa qua xử lý khác là những gì con người đã và đang thải xuống dưới đại dương, gây ra sự ô nhiễm nặng nề.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  6 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  6 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  10 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.