Những xu hướng tiêu dùng ‘phất’ lên nhờ Covid-19
Các ngành hàng về sức khỏe, các nền tảng thương mại điện tử cùng các kênh mua sắm mới sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ dịch Covid-19.
Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp, trong đợt dịch bệnh này, các hoạt động của giới luật sư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chia sẻ với TheLEADER về những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, cho biết, khó khăn về lâu dài đó là dịch vụ luật sư đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội, nếu doanh nghiệp khó khăn, sẽ không có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật trong trung và dài hạn. Điều này đang đặt ra một tương lai mờ mịt cho các công ty luật.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động nói chung của giới luật sư bị ảnh hưởng ra sao? Những áp lực mà công ty đang phải đối mặt là gì, thưa Luật sư?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp, trong đợt dịch bệnh này, các hoạt động của giới luật sư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam khảo sát thị trường, mở cơ sở kinh doanh đều tạm dừng cho đến khi hết dịch, vì vậy, họ cũng không có nhu cầu thuê luật sư để soạn thảo hơp đồng, làm thủ tục mở công ty, các luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng nặng.
Các doanh nghiệp trong nước có sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên với các hãng luật cũng tạm ngừng hợp đồng vì doanh thu của họ sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, họ cần cắt giảm chi phí trong đó có dịch vụ tư vấn luật.
Việc hạn chế tiếp xúc và di chuyển cũng làm giảm sự tương tác của các luật sư với các khách hàng tiềm năng, trong năm 2020, đối với hãng luật chúng tôi, chúng tôi có kế hoạch tiếp cận khách hàng ở Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, với tình hình dịch bệnh, việc di chuyển bị huỷ, ảnh hưởng tới kế hoạch marketing của công ty.
Từ những sự suy giảm về khách hàng, áp lực đặt lên các luật sư là tương đối lớn, nhiều hãng luật đã phải tạm đóng cửa, cho nhân viên làm việc tại nhà và chấp nhận giảm lương.
Nhiều hãng luật có 2 văn phòng tại Hà Nội và Sài Gòn, chi phí thuê văn phòng vẫn phải trả, đây là khó khăn cho các hãng luật khi nguồn lực tài chính hạn hẹp.
Đó là những khó khăn trước mắt, khó khăn lâu dài đó là dịch vụ luật sư đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội, nếu doanh nghiệp khó khăn, họ sẽ không có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật trong trung và dài hạn, điều này đang đặt ra một tương lai mờ mịt cho các công ty luật.
Ngày 10/3 vừa qua, chánh án TAND Tối cao ban hành Chỉ thị số 02/2020 về việc tạm dừng nhận đơn khởi kiện, các loại giấy tờ khác tại trụ sở tòa án; tạm dừng mở các phiên tòa, phiên họp… đến hết tháng 3. Chỉ thị này có tác động ra sao đến hoạt động của các công ty luật?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà:: Đối với nghề luật sư, có luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng, rõ ràng, với Chỉ thị 02, nhiều luật sư tranh tụng bị ảnh hưởng nặng, nhiều vụ kiện và án, luật sư muốn giải quyết nhanh và dứt điểm, vì giải quyết được thì mới nhận được thù lao của khách hàng. Việc hoãn các phiên toà, các buổi hoà giải sẽ dẫn tới việc chậm giải quyết các yêu cầu của đương sự, các yêu cầu của luật sư cũng chậm được giải quyết.
Nhiều luật sư tranh tụng hiện nay đang ngồi chơi xơi nước, vì khách hàng mới thì ít, các việc còn đang giải quyết thì chậm tiến độ. Nếu tình hình này kéo dài, các luật sư chuyên làm tranh tụng sẽ bị ảnh hưởng về doanh thu và khách hàng.
Giải pháp mà SBLaw đang thực hiện để đối phó với thời gian khó khăn này? Công ty có nhận được hỗ trợ gì không từ phía các đối tác hay không?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Giải pháp hiện nay đó là cắt giảm các chi phí trong đó có chi phí về thuê văn phòng, chi phí lương thưởng cho người lao động, chi phí marketing và quản lý để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn này.
Hiện tại, đối tác cho thuê văn phòng sau khi có thư đề nghị của công ty luật đã hỗ trợ giảm từ 15% đến 30% cho 2 tháng tiền thuê văn phòng trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020.
Nhiều nhân viên và luật sư làm việc tại nhà cũng đề nghị công ty giảm 20% lương, coi như chia sẻ khó khăn với các hãng luật.
Các công ty luật cũng đang rà soát lại các khoản mà khách hàng còn nợ, đặc biệt là khách hàng nước ngoài, thu được một phần nợ cũng giải quyết một phần khó khăn tài chính khi doanh thu và lợi nhuận giảm.
Sử dụng quỹ dự phòng tài chính của công ty luật để bù đắp chi phí cho giai đoạn khi doanh thu không đủ bù chi phí, duy trì công ty hoạt động trong vòng 3 đến 6 tháng. Hy vọng kinh tế sẽ sớm phục hồi.
Hiện tại, các đối tác cũng chia sẻ với những khó khăn của luật sư bằng cách cho chậm trả chi phí quảng cáo, marketing, các công việc đã hoàn thành, nhiều đối tác cũng ưu tiên thanh toán.
Tuy nhiên, là doanh nghiệp siêu nhỏ nên các công ty luật vẫn chưa nhận được hỗ trợ về giảm thuế, phí từ nhà nước.
Xin cảm ơn Luật sư!
Các ngành hàng về sức khỏe, các nền tảng thương mại điện tử cùng các kênh mua sắm mới sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ dịch Covid-19.
Đây mới chỉ là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam với ngành giáo dục và đào tạo trong việc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - Quảng Ninh, chia sẻ về những công việc hậu trường đầy khó khăn và rủi ro khi đón khách về từ vùng dịch Covid-19.
Vinatex nhận định, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.