Leader talk

‘Tư lệnh’ sân bay Vân Đồn: Ba mũi nhọn tạo nên sức mạnh chống dịch Covid-19

Hà Linh Thứ sáu, 27/03/2020 - 08:24

Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - Quảng Ninh, chia sẻ về những công việc hậu trường đầy khó khăn và rủi ro khi đón khách về từ vùng dịch Covid-19.

‘Tư lệnh’ sân bay Vân Đồn: Ba mũi nhọn tạo nên sức mạnh chống dịch Covid-19
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Thời gian qua, nhiều du khách nước ngoài và người Việt khi về nước bằng đường hàng không đã bị phát hiện dương tính với Covid-19. Do đó, dư luận cả nước đang rất quan tâm đến quy trình đón các chuyến bay về từ vùng dịch, làm sao để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm vào Việt Nam. Tổng kết lại quy trình đón người Việt về từ vùng dịch tại sân bay Vân Đồn, ông rút ra những kinh nghiệm gì?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Qua các chuyến bay về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và mới đây là châu Âu, chúng tôi thấy rằng quy trình mà sân bay Vân Đồn hiện đang triển khai là hoàn toàn tối ưu để tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên và hành khách khác.

Chúng tôi triển khai một quy trình ngoài trời, tại sân đỗ máy bay và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà ga. Máy bay sẽ đậu ở bãi đỗ xa, sau đó xe bus sẽ lần lượt chở các hành khách vào làm thủ tục: kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly

Qua quá trình triển khai, sân bay đã rút ra những bài học trong công tác phối hợp để làm sao thời gian làm thủ tục được rút ngắn nhất có thể. 

Ví dụ, trong mấy ngày qua, thời gian làm thủ tục mỗi chuyến bay chỉ khoảng một tiếng đồng hồ là hoàn tất, sau đó sẽ khử trùng tàu bay và xử lý rác thải nguy hại. 

Vậy nên chúng tôi đón liên tiếp ba chuyến bay về từ châu Âu chỉ mất khoảng hai tiếng là giải quyết xong mọi thủ tục.

Đến nay chúng tôi có thể tin tưởng và đảm bảo rằng việc lây nhiễm khó có thể xảy ra cho đội ngũ nhân viên. Việc lây chéo giữa các hành khách với nhau khi xuống sân bay cũng được hạn chế ở mức thấp nhất.

Được biết, những chuyến bay “giải cứu” này thường xuyên thay đổi. Có chuyến bay chỉ được thông báo trước vài tiếng. Vậy làm sao để sân bay có thể đảm bảo những điều kiện tốt nhất khi đón các chuyến bay với thời gian chuẩn bị ngắn như vậy?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Các chuyến bay từ vùng dịch về nước khá bị động, thông tin về chuyến bay chỉ cách 2-3 tiếng đồng hồ nên việc chuẩn bị tương đối khó khăn. Nhân viên luôn phải trực sẵn. Tại sân bay chúng tôi đã có kế hoạch và phương án cụ thể, bố trí từ nhân lực, phương tiện cho tới các phương án trong trường hợp đột xuất xảy ra. Do đó khi có thông tin chuyến bay chúng tôi đã thông báo đến các đơn vị, lực lượng phục vụ, gần như không xảy ra vướng mắc gì. Các chuyến bay phục vụ trôi chảy và đảm bảo đúng yêu cầu và quy trình hàng không.

Để đảm bảo thông tin thông suốt, chúng tôi có nhóm chia sẻ thông tin nhanh, gồm tất cả các đơn vị khác như từ tỉnh, sở y tế đến các đơn vị phục vụ tại sân bay. Số lượng lên đến 60-70 người cùng tham gia việc ứng phó. Tất cả thông tin đều chia sẻ thông suốt, trừ những thông tin bảo mật, sau đó mọi người triển khai đồng bộ nên các chuyến bay được triển khai nhanh chóng.

Sau khi đón chuyến bay thì công tác cách ly hành khách về từ vùng dịch là rất quan trọng, đảm bảo sự thành công của cả quy trình. Bằng chứng là trường hợp bệnh nhân Việt Nam số 18 mắc vCoV trở về từ Hàn Quốc, sau khi về nước tại sân bay Vân Đồn đã được đưa đi cách ly ngay, do đó khi bệnh nhân được phát hiện dương tính với bệnh đã ngăn được nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Xin ông chia sẻ công tác phối hợp giữa sân bay và các lực lượng chức năng khác để thực hiện quy trình này?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Việc phục vụ các chuyến bay đến tránh lây nhiễm cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu, do đó phương án triển khai đã được thống nhất trong các đơn vị từ đầu. Ngay cả chi tiết nhỏ nhất như không cho khách dừng dọc đường đi nhà vệ sinh cũng được tính toán, sân bay phải làm nhà vệ sinh di động cho khách sử dụng… Rồi việc làm thủ tục ngoài trời để ngay cả các hành khách trên cùng chuyến bay cũng khó lây nhau trong một môi trường rộng, thoáng… Tất cả những việc đó đều được tính toán trước.

Ngay sau khi khách làm xong thủ tục hàng không, khách được đưa lên xe của lực lượng quân sự, tách biệt từng chuyến bay để đưa đến các điểm cách ly tránh lộn xộn hay tiếp xúc không cần thiết. Các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn với nhau.

Một quy trình rất chặt chẽ như vậy đã được sân bay Vân Đồn xây dựng ngay từ đầu như vậy có dựa theo kinh nghiệm nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam không, thưa ông?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Các quy trình vẫn phải đảm bảo quy định chung của hàng không, không được bỏ bất cứ bước nào. Ngoài ra, để thích ứng với điều kiện của sân bay và các đơn vị hoạt động tại sân bay thì có điều chỉnh cần thiết dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn, làm sao để đúc kết ra cái tối ưu nhất, đạt tới mục tiêu tránh việc lây nhiễm chéo và thời gian làm nhanh nhất.

Ví dụ, hai chuyến bay đến cùng một lúc thì chúng tôi dựa trên nguyên tắc làm xong chuyến này mới làm tiếp chuyến kia để đảm bảo không để chuyến bay này lây nhiễm chéo sang chuyến bay kia.

Những kinh nghiệm đã có trước đây trong việc ứng phó với các dịch bệnh như MERS-CoV, cúm A(H1N1), Ebola… đã giúp ông thế nào khi ứng dụng vào công tác chống dịch tại sân bay Vân Đồn?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Kinh nghiệm trước đây đã hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra quyết định cũng như giải quyết vấn đề, kể cả trước khi có những hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế thì trong sân bay đã phát khẩu trang cũng như sử dụng các chất tẩy trùng để làm sạch các bề mặt tiếp xúc của nhà ga. Hay sử dụng chất khử trùng cho tàu bay, những kinh nghiệm đã có giúp cho chúng tôi nhận biết phải dùng loại nào phù hợp và cách xử lý như thế nào. Rồi đưa ra quy trình xử lý tình huống khi có chuyến bay đến trong thời gian nhanh nhất.

Chuyên môn là rất cần thiết nhưng tinh thần, trách nhiệm, văn hóa là điều cũng rất quan trọng để tạo nên một tập thể mạnh.

Đã trực tiếp trải qua nhiều đợt dịch bệnh khác nhau, ông đánh giá sự chủ động của ngành hàng không nói chung cũng như sân bay Vân Đồn nói riêng trong việc ứng phó với dịch bệnh được nâng lên như thế nào?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Chính phủ đã có phản ứng nhanh và chặt chẽ. Theo kinh nghiệm của tôi, để chống dịch thì chính sách phải rõ ràng, thông suốt từ trên xuống dưới và nghiêm khắc, tất cả mọi người phải tuân thủ thì mới hiệu quả. Nếu một vùng làm nghiêm mà vùng khác không thì dịch vẫn bùng phát mà không dập được.

So với chuyến bay giải cứu đầu tiên từ Trung Quốc, chắc hẳn cán bộ nhân viên làm việc ở sân bay đã ổn định tâm lý hơn rất nhiều khi đón các chuyến bay về từ châu Âu vừa qua. Là vị “tư lệnh” ở sân bay Vân Đồn, ông đã thực hiện công tác ổn định tâm lý cho CBNV yên tâm công tác như thế nào?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Bất cứ ai trong hoàn cảnh nguy hiểm cũng lo lắng là điều đương nhiên. Tuy nhiên với vai trò lãnh đạo, chúng tôi không yêu cầu nhân viên của mình dấn thân vào những công việc nguy hiểm mà không có biện pháp phòng hộ, bảo vệ. Chúng tôi phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp an toàn nhất, động viên anh em, đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn rõ ràng để anh em yên tâm.

Trước tiên phải giúp anh em hiểu được cơ chế lây nhiễm, giúp họ tin tưởng hơn. Việc bỏ qua một số bước theo thói quen có thể tăng khả năng lây nhiễm. Mình vừa động viên, vừa hướng dẫn đào tạo cho anh em để làm sao tuân thủ các bước trong phòng dịch như cách sử dụng trang bị thiết bị bảo hộ.

Các anh em làm quen rồi lại thấy yên tâm vì chính sân bay lại là môi trường an toàn nhất trong các nơi công cộng vì thường xuyên được khử trùng theo một quy trình chặt chẽ.

Tôi luôn khích lệ anh em, đây là công việc mang ý nghĩa cộng đồng và xã hội. Sân bay Vân Đồn đang góp sức cùng cả nước trong công cuộc chống dịch, ngăn ngừa mọi nguồn lây nhiễm ra ngoài cộng đồng. Và dần dà, khi tâm lý anh em đã ổn định hơn, thì chính các anh em lại trang bị sẵn cho mình một tâm thế sẵn sàng, một niềm tự hào khi tham gia vào công việc ý nghĩa này.

‘Tư lệnh’ sân bay Vân Đồn: Ba mũi nhọn tạo nên sức mạnh chống dịch Covid-19 1
Nhân viên sân bay Vân Đồn đang góp sức cùng cả nước chống dịch

Thưa ông, tại sao một sân bay rất trẻ, chỉ hơn một tuổi, lại thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối như vậy, thưa ông?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân mới được đưa vào khai thác. Quan điểm của chúng tôi là đào tạo cho nhân viên về tinh thần trước khi đào tạo về chuyên môn. Chuyên môn là rất cần thiết nhưng tinh thần, trách nhiệm, văn hóa là điều cũng rất quan trọng để tạo nên một tập thể mạnh. Trước khi đón các chuyến bay, chúng tôi phải rà soát tất cả quy trình, trang thiết bị và rà soát con người có đảm bảo phục vụ hay không. Đây là lý do tại sao chúng tôi luôn phục vụ ở tâm thế tốt nhất.

Con người, phương tiện và quy trình chính là ba mũi nhọn tạo nên sức mạnh của chúng tôi, đảm bảo cho việc khai thác sân bay tốt nhất.

Có câu chuyện nào khiến ông thực sự cảm động?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Nhiều anh em ban ngày vẫn phục vụ các chuyến bay theo lịch hoạt động chung nhưng đến khi nhận thông tin các chuyến bay giải cứu thì lại tiếp tục được huy động. Đặc biệt, các anh em ở vị trí tiếp xúc gần với khách để hướng dẫn thủ tục, quy trình, họ là người chịu rủi ro cao nhất. Các chuyến bay bất thường lại hay về vào nửa đêm hoặc sáng sớm, trời mưa rét.

Nhưng họ luôn nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất. Nhiều khi xử lý xong việc, trời sáng, lại bắt đầu vào ngày làm việc mới. Họ vẫn chia sẻ với tôi: Tuy mệt nhưng chúng em vẫn sẵn sàng.

Rồi hình ảnh em bé trên chuyến bay được bạn nhân viên nữ vẫn mặc nguyên đồ bảo hộ bế em bé cho em bú bình, vỗ về cho em khỏi khóc. Đó là những hình ảnh ấm áp của tình người, chỉ thấy trong thời khắc khó khăn của dịch bệnh. Tôi không thể quên được.

Đến thời điểm này, đâu là những bài học kinh nghiệm rút ra để chúng ta có thể đảm bảo tốt nhất việc đón các chuyến bay đặc biệt đưa công dân Việt Nam từ vùng dịch trở về nước?

Ông Phạm Ngọc Sáu: Kinh nghiệm lớn nhất chính là sự phối hợp. Các đơn vị phải phân rõ trách nhiệm, ai làm gì và các đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo làm chậm tiến trình nhưng cũng tránh việc thiếu trách nhiệm. Chỉ một công đoạn không hoàn thành thì các công đoạn sau sẽ bị ảnh hưởng.

Xin cảm ơn ông.

Doanh nghiệp phải tự thay đổi để sống sót qua khủng hoảng Covid-19

Doanh nghiệp phải tự thay đổi để sống sót qua khủng hoảng Covid-19

Leader talk -  5 năm
Đại dịch Covid-19 là phép thử bởi tương lai có thể xuất hiện nhiều biến động với những ảnh hưởng lớn hơn và đây là lúc doanh nghiệp chậm lại, thay đổi để tìm ra mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện mới.
Doanh nghiệp phải tự thay đổi để sống sót qua khủng hoảng Covid-19

Doanh nghiệp phải tự thay đổi để sống sót qua khủng hoảng Covid-19

Leader talk -  5 năm
Đại dịch Covid-19 là phép thử bởi tương lai có thể xuất hiện nhiều biến động với những ảnh hưởng lớn hơn và đây là lúc doanh nghiệp chậm lại, thay đổi để tìm ra mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện mới.
Thông điệp thời chiến của Thủ tướng

Thông điệp thời chiến của Thủ tướng

Tiêu điểm -  5 năm

Bước vào giai đoạn “sống, còn”, Thủ tướng nhắc nhiều hơn về “hậu dịch” cùng thông điệp, không chỉ giữ gìn cho sinh mạng người dân, Chính phủ chiến đấu với Covid- 19 để bảo đảm sinh kế, việc làm của người dân không bị đại dịch này cuốn theo.

‘Trực chiến’ ở sân bay Vân Đồn

‘Trực chiến’ ở sân bay Vân Đồn

Ống kính -  5 năm

Một cử chỉ yêu thương, dù rất nhỏ của cán bộ nhân viên làm việc tại sân bay quốc tế Vân Đồn - những người đầu tiên trên “tiền tuyến” đón đồng bào trở về từ vùng dịch - trong những ngày tháng chất chứa khó khăn này, cũng đủ đem lại hạnh phúc tới người cho lẫn người nhận.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  6 phút

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Leader talk -  1 ngày

Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Leader talk -  3 ngày

Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

Leader talk -  4 ngày

Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Leader talk -  1 tuần

Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  6 phút

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  9 phút

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  10 phút

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  12 phút

Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.

Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc

Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  13 phút

Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  2 giờ

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  2 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.