Doanh nghiệp
Vinatex ước thiệt hại 1.000 tỷ đồng nếu dịch Covid-19 kéo dài hết tháng 5
Vinatex nhận định, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020.
Trước tình hình đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, trực tiếp ảnh hưởng tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong ngành dệt may, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với 22 đơn vị trọng yếu và cơ quan điều hành Tập đoàn để xem xét, nhận định tình hình, từ đó đề ra giải pháp.
Theo Vinatex, trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Theo đó, thương hiệu càng cao thì tỉ lệ cắt giảm đơn hàng càng lớn, hiện chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi.
Tập đoàn dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại; cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu (dự kiến giảm trên 20%). Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp ngành dệt may cả về tài chính và lao động.
Vinatex nhận định, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020.
Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5.000 tỉ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 (riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỉ đồng). Đặc biệt, nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, với nhu cầu nhập khẩu khoảng 1,5 tỉ USD nguyên liệu/tháng (Vinatex nhập khoảng 120 USD nguyên liệu/tháng), với mỗi 20% đơn hàng bị hủy sẽ có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng (Vinatex là 24 triệu USD), từ đó tiềm ẩn hàng tồn kho khó luân chuyển.
Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (Vinatex mất khoảng 24 triệu USD).
Vinatex cũng đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính Ngành Dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỉ đồng, con số này với tập đoàn vào khoảng 1.000 tỉ đồng.
Theo đó, các giải pháp trọng tâm mà Vinatex đặt ra cho 22 đơn vị trọng yếu gồm: tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch, áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, xin miễn, hoãn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn…
Vay tiền ngân hàng mua cổ phần Vinatex, VID Group lãi lớn khi thoái vốn
Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Sun Group được cấp phép 3 dự án hơn 90.000 tỷ đồng tại Phú Quốc
Tập đoàn Sun Group vừa nhận quyết định đầu tư 3 dự án quy mô 90.000 tỷ đồng tại TP. Phú Quốc, nhằm phục vụ hội nghị APEC 2027.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.
CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới
Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.
“Mở khoá” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ, Vinamilk tạo tiếng vang trên sân chơi toàn cầu
Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.
Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.