Doanh nghiệp
Nam Long chưa mua xong dự án Waterfront Đồng Nai?
Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty Đầu tư Nam Long không ghi nhận việc sở hữu 70% cổ phần của công ty phát triển dự án Waterfront Đồng Nai như công bố.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long công bố doanh thu nửa đầu năm 2019 đạt hơn 935 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu từ bất động sản chiếm 77% và doanh thu xây dựng chiếm 17%.
Theo giải trình của Công ty, doanh thu giảm do các dự án mới như Novia, Waterpoint Long An và Paragon Đại Phước đang trong quá trình xây dựng. Trong khi đó các dự án cũ như Valora Island, Kikyo Flora…đã dần hoàn thành tiến độ giao nhà trong nửa đầu năm 2019.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 24% so với nửa đầu năm ngoái và đạt 265,7 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do Nam Long ghi nhận lợi nhuận phát sinh từ việc mua lại công ty Việt Thiên Lâm, doanh nghiệp có quyền phát triển dự án 45ha tại dự án Paragon Đại Phước, tỉnh Đồng Nai.
Paragon Đại Phước là dự án đang có giá trị đầu tư lớn nhất được ghi nhận tài sản tồn kho của Nam Long, hơn 1.600 tỷ đồng, bên cạnh các dự án tại Long An và Hoàng Nam. Tổng giá trị tồn kho bất động sản của công ty đến cuối tháng 6 là hơn 4.500 tỷ đồng.
Tuy vậy, khác với các chủ đầu tư bất động sản gần đây ồ ạt vay nợ để tài trợ cho các dự án, Nam Long có quy mô nợ dưới 1.000 tỷ đồng bao gồm các khoản vay khoảng 300 tỷ đồng và trái phiếu hơn 600 tỷ đồng.
Ngoài ra công ty còn các khoản người mua nhà trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện, tổng cộng gần 2.000 tỷ đồng. Điều này giúp Nam Long luôn có hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để gửi ngân hàng trong thời gian gần đây.
Nam Long là chủ đầu tư bất động sản có hơn 20 năm kinh nghiệm và rất thành công trong phân khúc căn hộ vừa túi tiền tại TP.HCM. Những năm gần đây công ty chuyển sang căn hộ trung cấp và nhà phố, biệt thực với các dự án tại TP.HCM và Long An, Đồng Nai, Cần Thơ.
Từ năm ngoái, Nam Long đã bắt tay vào hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà phát triển bất động sản có giá trị tỷ đô la vào năm 2020. Trong kế hoạch kinh doanh 3 năm (2018-2020), Nam Long dự kiến bán khoảng 15 nghìn căn hộ và thu về lợi nhuận 2.846 tỷ đồng.
Công ty đã hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư Nhật Bản như Hankyu Hanshin và Nishitetsu Group để phát triển khu đô thị tại TP.HCM như Akari City và Mizuki Park và giai đoạn 1 của siêu dự án Waterpoint tại Long An.
Đồng thời, Nam Long mạnh tay thâu tóm quỹ đất chuẩn bị cho chiến lược dài hạn. Công ty đã mua lại cổ phần các doanh nghiệp nắm quyền phát triển các dự án tại Đồng Nai, Hải Phòng.

Ngoài dự án Paragon Đại Phước kể trên, tại Đồng Nai, Nam Long đã mua lại 70% cổ phần công ty phát triển dự án Waterfront rộng 170 ha. Số cổ phần còn lại của doanh nghiệp này được nắm giữ bởi Keppel Land, một cổ đông lớn của Nam Long.
Đầu tháng 4, Nam Long công bố Đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp này với giá trị vốn góp là 840 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng. Tuy vậy, báo cáo tài chính gần nhất kết thúc vào ngày 30/6 của Công ty, khoản đầu tư này vẫn không được ghi nhận.
Dự án Waterfront Đồng Nai của Nam Long là một phần dự án rộng hơn 367ha do Keppel Land, DonaCorp và Công ty An Phú Long liên doanh đầu tư phát triển. Chủ đầu tư là Công ty liên doanh phát triển đô thị Waterfront, trong đó Keppel Land sở hữu 50% cổ phần.
Sau nhiều năm dự án không được triển khai, năm ngoái doanh nghiệp này đã thực hiện chia tách, một hình thức phân chia tài sản giữa các cổ đông trong công ty. Keppel Land sau đó sở hữu 100% cổ phần của công ty nhưng quy mô dự án đã giảm đi một nửa, còn 170 ha, theo công bố của Nam Long sau khi mua lại 70% cổ phần từ Keppel Land.
Nam Long tìm cách phát huy giá trị quỹ đất rộng lớn
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.