Doanh nghiệp
Tham vọng ‘tỷ đô’ của Nam Long
Tham vọng tỷ đô của Nam Long được thể hiện qua tốc độ thâu tóm quỹ đất. Tính riêng năm 2018, lượng quỹ đất của Nam Long mua đã tương đương gần bằng một nửa lượng quỹ đất tích lũy trong 25 năm trước đó.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (Nam Long) là một trong số ít những doanh nghiệp bất động sản trên thị trường công bố kết quả kinh doanh 2018 tăng trưởng tích cực. Doanh thu thuần của công ty năm qua đạt 3.554 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4%; lợi nhuận sau thuế đạt 761 tỷ đồng, tăng trưởng 42%.
Là nhà phát triển bất động sản tập trung vào các dự án nhà ở bình dân tại Việt Nam, với nhiều sản phẩm từ căn hộ chung cư, nhà liền kề và đất nền. Nam Long hiện có 3 dòng sản phẩm chin, đó là căn hộ Ehome (giá từ 700 triệu – 1,1 tỷ đồng/căn); căn hộ Flora (1,1 tỷ - 1,7 tỷ đồng/căn) và cao cấp nhất là Nhà phố/biệt thự Valora (giá từ 1,7 tỷ - 5 tỷ đông/căn).
Trong đó, sản phẩm EHome của Nam Long là thương hiệu nhà ở thu nhập thấp đầu tiên tập trung vào những người mua nhà lần đầu tại Việt Nam. Nhờ lựa chọn phân khúc ít đối thủ cạnh tranh, các dự án của Nam Long vẫn có chỗ đứng bất chấp thị trường bất động sản chung chững lại.
Doanh thu từ phát triển dự án trong năm 2018 đạt 2.399 tỷ đồng từ các dự án chủ chốt như Flora Fuji, EhomeS Phú Hữu, Flora Kikyo, Fuji Valora, Kikyo Valora và Dalia Garden. Doanh thu từ bán căn hộ chung cư đạt 1.211 tỷ đồng trong khi doanh thu từ bán biệt thự, nhà phố và đất nền đạt 1.188 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty cũng hạch toán 791,5 tỷ đồng vào doanh thu thuần từ việc bán cổ phần tại 165ha đất dự án Waterpoint, Long An sau khi Công ty ký hợp đồng hợp tác với 3 chủ đầu tư khác là: Nishi Nippon (Nhật Bản), Tập đoàn TBS và Công ty đầu tư Tân Hiệp.
Trong thông điệp gửi tới các cổ đông, ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch HĐQT của Nam Long chia sẻ, năm 2019 sẽ là một năm tăng tốc của công ty với mục đích hiện thực hóa tầm nhìn 2020. Đó là trở thành nhà phát triển khu đô thị hàng đầu tại Việt Nam và gia nhập hàng ngũ các Công ty có giá trị “tỷ đô la”.
Tham vọng tỷ đô của Nam Long được thể hiện qua tốc độ thâu tóm quỹ đất. Tính riêng năm 2018, lượng quỹ đất của Nam Long mua đã tương đương gần bằng một nửa lượng quỹ đất tích lũy trong 25 năm trước đó. Các quỹ đất công ty thâu tóm có quy mô lớn, từ 20 – 200ha, nằm tại những thành phố trọng điểm kinh tế của Việt Nam như Đồng Nai, Long An,… Mục tiêu nhắm tới là hình thành các khu đô thị mới.
Tính tới cuối năm 2018, tổng quỹ đất sạch của công ty có diện tích 343ha, gồm 28 ha tại TP HCM và 315 ha các tỉnh lân cận. Công ty dự kiến sẽ mua thêm đất, lên khoảng 250 ha tại TPHCM, Hà Nội và các thành phố cấp 2 khác để phục vụ cho kế hoạch phát triển trung dài hạn.
Đầu năm 2019, Nam Long công bố mua lại 70% vốn của một công ty thuộc Keppel Corporation Limited (Singapore). Giá trị của thương vụ hơn 2.300 tỷ đồng, thông qua đó triển khai đầu tư 170 ha đất của dự án Đồng Nai Waterfront City. Công ty cũng đang nỗ lực mở rộng quỹ đất tại Miền Bắc thông qua việc đàm phán đầu tư khu đô thị 21 ha tại Hải Phòng.
Trước đó, vào tháng 11/2018, Nam Long cũng vừa góp vốn thành lập Công ty TNHH MTV Paragon Đại Phước với số vốn hơn 1.228 tỷ đồng nhằm phát triển một dự án khác tại Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Như vậy, Nam Long đến nay đang đồng loạt triển khai 3 dự án khu đô thị gồm Mizuki Park (26 ha), Akari City (8,5 ha) tại TP.HCM và SouthGate (165 ha) – Giai đoạn 1 của Waterpoint Township (355ha) tại Long An.
Với lợi thế sở hữu khu đất lớn, sản phẩm chính của Nam Long sẽ không chỉ là những cụm dân cư vừa và nhỏ mà hướng tới những khu đô thị với hệ sinh thái bất động sản bao gồm những dòng sản phẩm quen thuộc như EHome, Flora, Valora và những hình thái sản phẩm mới như bất động sản thương mại, trường học, bệnh viện, dịch vụ- giải trí, khu phức hợp, văn phòng… Qua đó, Nam Long không chỉ kiếm được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mà còn có dòng tiền ổn định từ việc cho thuê và khai thác các dự án bất động sản thương mại trong khu đô thị.
Việc triển khai nhiều dự án cùng lúc cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2018, Nam Long vẫn có tình hình tài chính tương đối lành mạnh với nguồn tiền mặt lớn và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp. Công ty duy trì được lượng tiền mặt trên 2.000 tỷ đồng, tổng nợ 1.007 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ là 0,19 lần, ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty cũng chia sẻ, một mục tiêu quan trọng khác của Nam Long trong năm nay đó là tìm kiếm nguồn vốn. Trong bối cảnh tín dụng trong nước tăng chậm lại và cho vay bất động sản bị siết chặt, Nam Long đang ưu tiên tìm kiếm các nguồn vốn quốc tế.
Ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ triệt để khai thác lợi thế về kinh nghiệm kêu gọi huy động vốn quốc tế và danh mục các đối tác quốc tế mạnh đã đồng hành cùng Nam Long như Hankyu Hanshin, Nishitetsu, Keppel Land…để tăng tốc trong việc gọi vốn triển khai các dự án, nắm bắt cơ hội phát triển nhanh hơn thị trường.
Nam Long đầu tư 3 dự án khu đô thị mới
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.