Tài chính
Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn
Thống kê của FiinGroup cho thấy hệ số đòn bẩy nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2021 chỉ 0,48 lần , còn tỷ lệ bao phủ lãi vay cũng ở mức 7 lần, cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tương đối ổn định.
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2022, ông Nguyễn Quang Thuân, CEO FiinGroup chia sẻ, dù thực tế nhiều doanh nghiệp bất động sản có chất lượng tín dụng yếu, nhưng bình diện chung năng lực tín dụng của toàn ngành vẫn ở mức an toàn.
Thống kê của FiinGroup cho thấy hệ số đòn bẩy nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2021 chỉ là 0,48 lần còn tỷ lệ bao phủ lãi vay cũng ở mức 7 lần, cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tương đối ổn định.

Điều đáng nói, trong cơ cấu chi phí đầu tư của một dự án nhà ở điển hình, lãi vay chỉ chiếm 4,6%. Chủ đầu tư bất động sản khi kinh doanh đã sẵn sàng chịu rủi ro và có các dự phòng cho những rủi ro này. Kể cả khi lãi vay lên đến 15%/năm vẫn không tác động đáng kể.
Mặc dù vậy, thời gian qua, lĩnh vực bất động sản đang phải đối mặt với nhiều áp lực khi NHNN kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là kinh doanh bất động sản, khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Trong khi tín dụng ngân hàng cấp cho nhà phát triển bất động sản năm 2021 chỉ 700 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn cho người mua nhà lên đến trên 1,3 triệu tỷ đồng. Do đó, nếu đối tượng này bị siết cho vay, chủ đầu tư càng gặp khó về nguồn vốn.
Tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý càng làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đã khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn từ tiền trả trước của người mua nhà.
Nguồn cung tín dụng bị thắt chặt trong khi các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp quy mô lớn. Thời điểm cuối tháng 4/2022, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản khoảng 487 nghìn tỷ đồng và số liệu của FiinGroup chỉ ra rằng 63% giá trị, tương đương với khoảng 305 nghìn tỷ đồng, sẽ có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 – 2024).
Đối với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết, vốn có năng lực tài chính mạnh mẽ hơn, giá trị dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng suy giảm do dịch bệnh, cho thấy sức khỏe tín dụng đang suy giảm.
FiinGroup đánh giá, sức khỏe tài chính của nhóm doanh nghiệp bất động sản đang suy yếu, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp chưa niêm yết. Mặt khác, triển vọng lợi nhuận các đơn vị bất động sản niêm yết được dự báo “đi ngang” trong năm nay.
Để tiếp tục duy trì sự phát triển của ngành bất động sản dân cư tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay trên cơ sở vẫn đảm bảo mục tiêu tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, ông Nguyễn Quang Thuân đề xuất 3 nhóm giải pháp chính.
Đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia mở về pháp lý dự án bất động sản dân cư, cũng như tăng cường minh bạch thông tin nhà phát hành và sản phẩm trái phiếu, cụ thể là chuẩn hóa bản cáo bạch như thị trường chứng khoán, duy trì công khai thông tin suốt vòng đời của trái phiếu. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có đủ thông tin để tự tin đầu tư.
Đồng thời, ông cho rằng sự vận hành đúng chức năng của kênh đầu tư trái phiếu và nhu cầu đầu tư của người dân là rất lớn, nên Chính phủ cần cân nhắc sửa đổi quy định pháp lý theo hướng linh hoạt. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh giám sát các đơn vị phát hành, tư vấn phát hành, phân phối và quản lý trái phiếu doanh nghiệp.
TCBS và FiinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Vsipgroup sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của Vsipgroup tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ Vsip Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.