Bộ Tài chính: Chưa đánh thuế nhà thứ hai
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính Phạm Đình Thi khẳng định bộ này chưa đưa ra nội dung đánh thuế sở hữu nhà thứ 2.
Theo nhiều chuyên gia cho rằng, nếu chỉ đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ gây bất hợp lý và không công bằng đối với người mua nhà trên thị trường bất động sản.
Tại Tọa đàm trực tuyến Hai kịch bản từ việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ hai do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức sáng nay 7/9, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, hiện nay, tại hầu hết các đô thị trên thế giới, nguồn lực chủ yếu để chỉnh trang và phát triển đô thị đều dựa vào thuế bất động sản gồm thuế đánh vào đất đai và các tài sản đầu tư trên đất.
Nguồn thu từ thuế này đủ sử dụng để nâng cấp đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng. Ý nghĩa của thuế tài sản là bất động sản không phải đánh vào việc có tài sản mà là đánh vào sự hiện diện của chủ sở hữu (hoặc sử dụng) đang sử dụng hạ tầng đô thị và các tiện ích công cộng. Thu thuế bất động sản được coi như thu tiền sử dụng hạ tầng và tiện ích công cộng để tạo nguồn lực tiếp tục chỉnh trang và phát triển tốt hơn.
Trên thế giới, Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới đã tạo được thành công lớn trong công nghiệp hóa và đô thị hóa do có chính sách đất đai và chính sách thuế đất phù hợp. Trong nước, Đà Nẵng là một địa phương chỉ sử dụng nguồn lực đất đai để tự đầu tư phát triển thành phố từ tình trạng yếu kém trở thành đô thị đáng sống. Như vậy, Việt Nam cần một cuộc cải cách tổng thể và toàn diện hệ thống thuế, trong đó thuế đất đai là trọng tâm.
Ngoài mục tiêu chính là tạo nguồn lực để chỉnh trang và phát triển đô thị, thuế bất động sản còn nhiều mục tiêu khác như chống đầu cơ bất động sản tạo bền vững cho thị trường, điều chỉnh phân bổ dân cư tại đô thị và dòng người di cư vào đô thị, tạo công bằng về quyền tiếp cận đất đai, nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, giảm chi phí đầu vào về đất đai trong sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc thuế cao thì giá thấp và thuế thấp thì giá cao...
Theo GS. Đặng Hùng Võ, các nước cũng có phương thức đánh thuế khác nhau đối với bất động sản. Có đất nước chỉ đánh thuế đất đai mà không đánh thuế vào các tài sản đầu tư trên đất; có đất nước đánh riêng thuế đất đai và đánh riêng thuế nhà ở và các tài sản khác đầu tư trên đất, có đất nước đánh chung một loại thuế lên các đơn vị bất động sản bao gồm cả đất đai và các tài sản gắn liền. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì nguyên tắc đánh thuế vào đất đai khác với đánh thuế vào các tài sản gắn liền với đất.
Về nguyên tắc, mọi lý luận kinh tế - chính trị học đều thừa nhận đất đai là tặng vật của tự nhiên cho con người, không phải do con người tạo lập được. Giá trị của đất đai tại đô thị luôn phụ thuộc vào sự tiện lợi của hạ tầng và tiện tích công cộng mang lại. Thuế đánh vào đất đai được tính trên giá trị đất đai là phù hợp. Ngược lại, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là do con người tạo lập nên.
"Việc đánh thuế vào nhà ở và các tài sản đầu tư trên đất nếu có sẽ không thể đánh trên giá trị mà phải đánh trên diện tích. Sắc thuế này có tác động không khuyến khích đầu tư trên đất và làm kìm hãm sự phát triển thị trường bất động sản. Tác động tích cực của sắc thuế này chỉ là ngăn ngừa tình trạng đầu cơ nhà ở và tạo bình đẳng về quyền tiếp cận nhà ở. Chính vì vậy mà nhiều quốc gia không đánh thuế vào nhà ở và tài sản đầu tư trên đất", GS. Đặng Hùng Võ nhận định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, với thực trạng phát triển của thị trường bất động sản như hiện, chúng ta có những chính sách mang đến những tác động tiêu cực cho thị trường là việc làm rất không nên. Bởi, nhu cầu về nhà ở của người mua nhà vẫn còn rất lớn.
"Tôi cho rằng thay vì đánh thuế căn nhà thứ hai, Chính phủ nên điều chỉnh và sửa đổi môt số sắc thuế mà Việt Nam chưa có như thuế sử dụng đất phi công nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong cho thuê nhà nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản. Tại nhiều nước họ đánh thuế bỏ không nhà ở rất cao nhưng nếu mua nhà để cho thuê thì lại đánh thuế rất thấp nhằm khuyến khích thị trường nhà ở cho thuê phát triển. Bên cạnh đó, tại thời điểm hiện nay có những lý do khách quan và chủ quan chưa thể đánh thuế căn nhà thứ hai như thiếu cơ sở dữ liệu, thông tin quản lý…", ông Hà cho biết.
Về vấn đề này, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình cũng cho rằng, hiện thuế sử đụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam gần như bằng 0. Điều này đang tác động rất lớn đến sự lành mạnh của thị trường. Việc thu thuế của Nhà nước nên theo hướng thu tiền sử dụng hạ tầng và tiện ích công cộng của người dân. Mức thuế ở nông thôn thấp hơn tại thành phố do chất lượng cuộc sống thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc thu thuế cần tạo được sự công bằng cho người dân. Đối với trường hợp người dân có tài sản nhưng không khai thác để bỏ hoang gây lãng phí cần thu thuế thật nặng.
Ngược lại, nếu người dân sử dụng thì phải đóng thuế dịch vụ sử dụng tiện ích công cộng cho nhà nước. Từ đó, nhà nước mới có nguồn lực tiếp tục chỉnh trang và phát triển đô thị và chăm lo cho cuộc sống của người dân được tốt hơn.
"Đây là thuế cho tất cả các loại bất động sản chứ không phải chỉ trên bất động sản thứ hai. Nếu chỉ đánh thuế căn nhà thứ hai là bất hợp lý, bất công, không công bằng đối với người mua nhà trên thị trường bất động sản", ông Hải nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính Phạm Đình Thi khẳng định bộ này chưa đưa ra nội dung đánh thuế sở hữu nhà thứ 2.
Lo ngại việc đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng cần một lộ trình thực hiện phù hợp.
Nhiều chuyên gia lo ngại việc đánh thuế căn nhà thứ hai sẽ làm giảm giao dịch bất động sản và sức hấp dẫn của thị trường.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề xuất không thu thuế căn nhà thứ hai đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn. Trước mắt không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng...
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?