Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu
Lê Anh
Thứ năm, 14/09/2017 - 10:43
Việc tăng thuế cần có lộ trình cụ thể, đồng thời những mặt hàng thiếu yếu cho sinh hoạt của người dân thì nên giữ nguyên mức thuế hiện tại.
Hình ảnh tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Lê Anh
Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia, hiệp hội đưa ra trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuế, diễn ra ngày 13/9 tại TP.HCM do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Giữ nguyên nhóm hàng thiết yếu
ThS. Trần Minh Hiệp, Đại học Luật TP.HCM cùng nhiều chuyên gia cho rằng, bản chất của thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, điều tiết hầu như tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Chính vì vậy, Dự thảo luật đề xuất chuyển một số hàng hóa thuế suất thấp (5%) sang mức thuế suất phổ thông (10%) là chưa hợp lý, bởi những hàng hóa, dịch vụ này là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, mọi tầng lớp đều sử dụng hoặc cần khuyến khích hỗ trợ (dụng cụ thiết bị giáo dục, y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh…).
Khi tăng thuế các hàng hóa thiết yếu từ mức 5% lên 6% hoặc 10% sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người thu nhập thấp hoặc trung bình, trong khi những người thu nhập cao sẽ ít bị ảnh hưởng và tác động hơn.
Các đại biểu cũng cho rằng, nếu tăng mức thuế đối với một số hàng hóa từ 10% lên 12% thì cần phân loại xem xét kỹ lưỡng hàng hóa nào nên tăng, chẳng hạn tăng thuế những hàng hóa xa xỉ thì sẽ hợp lý hơn.
Tăng thuế cần có lộ trình
Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét kỹ, chưa nên đưa nước ngọt vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì nếu dự án Luật được thông qua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong ngành.
Khi đó, các doanh nghiệp phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng bao gồm: Thuế VAT tăng từ 10% lên 12%; thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thêm vào đó là mức thuế VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%.
Các yếu tố này có thể đẩy giá các sản phẩm nước giải khát tăng khoảng 12% làm nhu cầu giảm, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong khi đó, hàng giả, hàng nhái có nguy cơ tràn lan trên thị trường nếu như không được kiểm soát chặt.
Hơn nữa, lý giải của cơ quan chức năng khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là do tác động tới sức khỏe người dân, gây béo phì là chưa rõ ràng.
“Có rất nhiều mặt hàng sử dụng đường sao không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?”, ông Vỵ đạt câu hỏi.
Ông Khuất Quang Hưng, đại diện Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho rằng: “Cần cân nhắc kỹ trước khi tăng thuế VAT với nước ngọt, giữ nguyên 10% là phù hợp với bối cảnh thu nhập của người Việt Nam hiện nay”.
Bên cạnh đó, khái niệm nước ngọt quá rộng, bao gồm cả những sản phẩm có ích cho sức khỏe; sản phẩm cho trẻ em, nước trái cây có sử dụng đường, rất dễ bị đánh đồng khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có cách đánh giá cụ thể với từng mặt hàng.
Một số ý kiến đồng tình, cho rằng phải có quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau với từng loại nước ngọt, phân theo hàm lượng đường trong sản phẩm. Nếu đánh đồng sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp giảm tỉ lệ đường trong sản phẩm.
Cùng với đó, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm nước ngọt cũng cần phải có lộ trình, trước mắt không nên áp quá cao, phải từ từ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng thích nghi.
Đánh thuế VAT bất động sản có phù hợp?
Ông Phan Vũ Hoàng, Phó Tổng giám đốc dịch vụ tư vấn thuế, Công ty Deloitte Việt Nam cho biết, dự thảo luật đề nghị bỏ quy định về chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT để chuyển sang chịu thuế VAT với mức thuế suất thông thường 10% và bỏ quy định giá tính thuế VAT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, các doanh nghiệp lo ngại việc chuyển từ không chịu thuế sang phải chịu mức thuế VAT 10% sẽ khiến giá bất động sản tăng lên, làm giảm sức mua, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung.
Các doanh nghiệp cho rằng thuế VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. Trong khi đó, đất là tài sản của nhà nước, chỉ cho phép người sử dụng đất sử dụng, định đoạt (chuyển nhượng, tặng, cho…) và được coi là “tài sản đặc biệt” không được sản xuất, lưu thông, tiêu dùng như một hàng hóa bình thường. Vì vậy, việc đánh thuế VAT trên bất động sản có phù hợp?
"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.
Nếu cho rằng tăng thuế VAT thì người giàu sẽ chịu gánh nặng nhiều hơn người nghèo thì cần phải nhìn nhận lại, bởi thực tế tại Việt Nam số người nghèo còn khá lớn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc UCA nhận định.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) tác động tới người nghèo không nhiều là chưa chính xác, lập lờ. Thực chất phải ngược lại.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.