Tiêu điểm
Nền tảng để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu
Dù thế giới có chao đảo, Việt Nam vẫn kiên trì hướng tới chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản trị thông minh, để trở thành điểm đến đầu tư an toàn, lành mạnh và bền vững, Thủ tướng cho biết.
Tại tọa đàm “Việt Nam – Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững” tại Thụy Sỹ, trong khuôn khổ chuyến tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam có một số yếu tố mang tính chất nền tảng để trở thành điểm đến đầu tư an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh việc kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Việt Nam còn phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và nhiều nước G20; ký 16 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 nước.
Thủ tướng cho biết chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ: "…huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh ba đột phá chiến lược gồm xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí tiếp vận, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Cùng với đó, Việt Nam có cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, mới nổi như chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh.
Trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát.
Chính sách tiền tệ, tỷ giá được điều hành phù hợp và thực tế thời gian qua, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định so với các đồng tiền khác.
Cũng trong năm 2023, người dân và các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy thu nhập được cải thiện và niềm tin của người dân.
"Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo thì chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất", Thủ tướng cho biết.
Theo ông, nếu sự cân bằng, hài hòa này không giữ được, cấu trúc hợp tác sẽ đổ vỡ, không thể bảo đảm hợp tác, đầu tư bền vững, lâu dài, hiệu quả.
Thủ tướng mong các nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại.
Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong các nhà đầu tư theo tinh thần này.
"Ngay cả với những dự án hợp tác có thua lỗ thì chúng tôi cũng vẫn tôn trọng thỏa thuận đã cam kết, nhưng kiên trì kêu gọi các bên liên quan đàm phán lại, cơ cấu lại dự án để tìm hướng giải quyết", Thủ tướng cho biết và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư.
Việt Nam duy trì vị thế điểm nóng đầu tư
Việt Nam duy trì vị thế điểm nóng đầu tư
Cuộc khảo sát của EuroCham nêu bật vị trí chiến lược về đầu tư của Việt Nam trong khu vực ASEAN.
Nhà đầu tư dự án điện chồng lấn quy hoạch 'ngồi trên lửa'
Lo ngại bị phá sản và mong muốn được phạt cho tồn tại là tâm trạng của một số chủ đầu tư đã triển khai dự án điện tái tạo chồng lấn lên các quy hoạch khác.
Để Quảng Ninh thêm cuốn hút giới đầu tư
Quảng Ninh đang trở thành một tâm điểm đầu tư đáng tin cậy nhờ tư duy quản trị hiện đại và tinh thần cải cách không ngừng. Tuy nhiên, để sức hút này chuyển thành “đẳng cấp” thực sự mang tính bền vững, Quảng Ninh vẫn còn nhiều việc phải làm.
Đối tác Việt - Nhật ký kết gần 30 thỏa thuận hợp tác đầu tư
Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao 30 thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.