Khởi nghiệp
Nền tảng hội nghị trực tuyến 'Made in Vietnam'
Hiện tại nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi đã có 4 máy chủ ở các trung tâm dữ liệu của Viettel và VNPT, mỗi máy chủ dự kiến phục vụ được khoảng 1.000 thiết bị kết nối đồng thời và sẽ được tăng dần theo quy mô sử dụng.
Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ khai trương nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển và làm chủ, đem đến khả năng gọi các cuộc gọi video nhóm chất lượng cao trên các thiết bị di động.
Trong bối cảnh thế giới đã có nhiều nền tảng hội nghị trực tuyến, việc ra mắt nền tảng Zavi đã chứng tỏ khả năng cạnh tranh của người Việt Nam.
Theo đội ngũ phát triển, Zavi được thiết kế để có thể chạy ở mọi thiết bị khác nhau như PC, tablet, smartphone và cả nền tảng web. Ứng dụng đang ở giai đoạn đầu và nhóm phát triển sẽ chạy thử trên PC và tablet trước, sau đó sẽ tới các nền tảng còn lại.
Hiện tại Zavi đã có 4 máy chủ ở các trung tâm dữ liệu của Viettel và VNPT, mỗi máy chủ dự kiến phục vụ được khoảng 1.000 thiết bị kết nối đồng thời và sẽ được tăng dần theo quy mô sử dụng.

Về mặt quản lý của Zavi, nhóm phát triển cho biết là đã xây dựng một bộ giải pháp quản lý phòng họp online gồm: tạo phòng họp với mật khẩu, chia sẻ màn hình, người tạo cuộc họp có thể mời chỉ định người tham gia vào hoặc ra khỏi phòng, quản lý các thiết bị ngoại vi của những người tham gia,…
Bên cạnh việc phát triển thêm nền tảng mới, nhóm phát triển cũng sẽ hoàn thiện và tối ưu sản phẩm về cả chất lượng, bảo mật khả năng tương tích.
Ngoài ra, Zavi sẽ sớm được tích hợp thêm AI để tự động ghi lại biên bản cuộc họp, AI cũng sẽ có khả năng nhận dạng giọng nói tiếng Việt. Nhóm cũng cho biết là Zavi đang được phát triển để có thể sử dụng cho các cơ quan, tổ chức chuyên biệt khác ngoài việc cung cấp dịch vụ họp trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Nguyễn Thành Hưng đánh giá: "Trong thời gian tới, thị trường dịch vụ, giải pháp hội nghị trực tuyến sẽ tăng trưởng mạnh do phần lớn người dùng đã hình thành thói quen học tập, làm việc trên môi trường mạng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp hội nghị trực tuyến cũng cần liên tục hoàn thiện, làm chủ công nghệ để tạo và chiếm lĩnh thị trường".
Lãnh đạo Bộ TT&TT đề nghị đội ngũ Zavi tích cực nâng cấp, hoàn thiện hệ thống của mình để có thể cung cấp cho thị trường một nền tảng chất lượng, an toàn và góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Sapo.vn nhận vốn triệu USD từ quỹ đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc
Startup Philipines tham chiến thị trường giúp việc Việt Nam
Với việc "tham chiến" thị trường Việt Nam, GoodWork sẽ phải đối đầu với những tên tuổi lớn như: JupViec.vn - startup Việt ra đời từ năm 2012, là nền tảng kết nối nhu cầu giữa người giúp việc và khách hàng thông qua ứng dụng điện thoại.
Bài học từ cú ngã ngựa của WeFit
Khó khăn chồng chất khó khăn, lại thêm dịch bệnh Covid-19 khiến WeFit buộc phải nói lời chia tay với hệ sinh thái startup Việt Nam.
Át chủ bài giúp doanh nghiệp chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ bứt phá, với sự lan rộng của các công nghệ. Trong đó, RPA và AI được xem là giải pháp cải thiện năng suất công việc hiệu quả.
Startup tuyển dụng JobHop gọi vốn hơn 2 triệu USD
Tính cả các vòng gọi vốn trước, nền tảng tuyển dụng nhân sự JobHop đã huy động được hơn 3 triệu USD vốn từ các nhà đầu tư.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.