Leader talk
'Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới'
Việc cải cách thể chế chỉ là cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà cần phải hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh cho doanh nghiệp.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt ở giai đoạn hiện nay là có đủ nguồn tiền để trang trải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng, khi vẫn đang chật vật tìm nguồn vốn, các doanh nghiệp lại phải chịu thêm gánh nặng chi phí phát sinh từ các thủ tục hành chính.
Cũng vì vậy mà theo ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Ông cho rằng, mặt trái của luật pháp là không chỉ tạo thủ tục hành chính mà còn tạo ra cả gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn cho doanh nghiệp.
Ông Hiếu lấy ví dụ, theo dự thảo quyết định định mức tái chế đang được bàn thảo, ngoài thủ tục hành chính, những doanh nghiệp không tự tái chế dự kiến sẽ phải nộp một khoản tiền cho quỹ bảo vệ môi trường hay dự kiến tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tạo áp lực gia tăng các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
“Cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bớt thủ tục mà còn cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”, ông Hiếu nói trong diễn đàn Phát triển kinh doanh tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
Năm loại chi phí mà một quy định pháp luật có thể tạo ra, theo ông Hiếu, gồm: chi phí thủ tục hành chính, phí và lệ phí, chi phí đầu tư tính bằng tiền, chi phí cơ hội và chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, ông cho rằng, việc thực hiện cải cách thể chế hiện nay đang đối mặt với bốn thách thức như cắt giảm chi phí tuân thủ từ những quy định hiện hành hay lo lắng chi phí mới sẽ phát sinh từ quy định đang dự thảo và sẽ ban hành trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Những thách thức khác là phải đối mặt một cách khó kiểm soát các chính sách toàn cầu làm gia tăng chi phí kinh doanh.
Cuối cùng là việc các nước trong khu vực cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ, tăng lợi thế cạnh tranh. Ông Hiếu nhấn mạnh, cải cách thể chế cần đặt trong phạm vi quy chiếu của bối cảnh quốc tế. Năm nay có thể tốt hơn năm ngoái nhưng cần xem có tốt hơn so với các nước trong khu vực và thế giới hay không. Bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi, yêu cầu đặt ra ngày càng cao là tất yếu.
Ông Hiếu cho biết, Chính phủ vừa ban hành Công điện 644 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, ba điểm được nhấn mạnh: không chỉ cải cách thủ tục mà cắt giảm chi phí tuân thủ; rà soát, loại bỏ ngay các thủ tục hành chính là rào cản, cắt giảm 20% chi phí tuân thủ; xử lý triệt để các phản ánh của người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả các chỉ đạo này, ông Hiếu đề xuất ba gợi ý. Một là tập trung kiểm soát các quy định mới làm gia tăng chi phí.
“Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới. Đó là biện pháp thiết thực nhất”, ông Hiếu nói.
Nếu bắt buộc phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian ổn định sức khoẻ và chuẩn bị phương án tuân thủ. Đồng thời, cần hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ theo đúng địa điểm, nhu cầu, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Hai là nghiên cứu cơ chế nới lỏng có thời hạn đối với một số quy định hiện hành đang cản trở nhu cầu tái cơ cấu hoạt động, sản xuất kinh doanh và bán bớt tài sản của doanh nghiệp để ứng phó với bối cảnh khó khăn hiện nay.
Ba là nghiên cứu cơ chế bền vững để thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nếu chỉ xuất phát đơn lẻ, mang tính thời điểm từ chính các cơ quan ban hành thể chế thì việc cải cách thể chế sẽ khó hiệu quả. Thay vào đó, nhiều nước trên thế giới như Canada, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ… đã thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, được trao thẩm quyền mạnh.
Ông Hiếu cho rằng, với tình hình hiện nay và trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế hiệu quả và bền vững.
Doanh nghiệp ngóng cải cách thể chế trong tiến trình hồi phục
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Trước tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp lý lịch tư pháp gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân về công tác thủ tục hành chính.
Huế nâng cao chất lượng cải cách nhờ công nghệ
Triển khai chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đặc biệt là mô hình “4 không – 1 có” đã góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), dần tạo lập hình ảnh một chính quyền thân thiện.
PCI Bắc Giang: Áp lực cải cách và xóa bỏ các điểm nghẽn
Việc tăng 29 bậc lên xếp ở vị trí á quân trong bảng xếp hạng PCI 2022 đã chứng minh những nỗ lực của tỉnh Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng cũng đồng thời là áp lực để tỉnh tiếp tục duy trì thứ hạng và xoá bỏ các điểm nghẽn, vượt qua chính mình để cải thiện các chỉ số.
Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.