Leader talk
'Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới'
Việc cải cách thể chế chỉ là cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà cần phải hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh cho doanh nghiệp.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt ở giai đoạn hiện nay là có đủ nguồn tiền để trang trải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng, khi vẫn đang chật vật tìm nguồn vốn, các doanh nghiệp lại phải chịu thêm gánh nặng chi phí phát sinh từ các thủ tục hành chính.
Cũng vì vậy mà theo ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Ông cho rằng, mặt trái của luật pháp là không chỉ tạo thủ tục hành chính mà còn tạo ra cả gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn cho doanh nghiệp.
Ông Hiếu lấy ví dụ, theo dự thảo quyết định định mức tái chế đang được bàn thảo, ngoài thủ tục hành chính, những doanh nghiệp không tự tái chế dự kiến sẽ phải nộp một khoản tiền cho quỹ bảo vệ môi trường hay dự kiến tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể tạo áp lực gia tăng các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
“Cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bớt thủ tục mà còn cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”, ông Hiếu nói trong diễn đàn Phát triển kinh doanh tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
Năm loại chi phí mà một quy định pháp luật có thể tạo ra, theo ông Hiếu, gồm: chi phí thủ tục hành chính, phí và lệ phí, chi phí đầu tư tính bằng tiền, chi phí cơ hội và chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, ông cho rằng, việc thực hiện cải cách thể chế hiện nay đang đối mặt với bốn thách thức như cắt giảm chi phí tuân thủ từ những quy định hiện hành hay lo lắng chi phí mới sẽ phát sinh từ quy định đang dự thảo và sẽ ban hành trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Những thách thức khác là phải đối mặt một cách khó kiểm soát các chính sách toàn cầu làm gia tăng chi phí kinh doanh.
Cuối cùng là việc các nước trong khu vực cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ, tăng lợi thế cạnh tranh. Ông Hiếu nhấn mạnh, cải cách thể chế cần đặt trong phạm vi quy chiếu của bối cảnh quốc tế. Năm nay có thể tốt hơn năm ngoái nhưng cần xem có tốt hơn so với các nước trong khu vực và thế giới hay không. Bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi, yêu cầu đặt ra ngày càng cao là tất yếu.
Ông Hiếu cho biết, Chính phủ vừa ban hành Công điện 644 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, ba điểm được nhấn mạnh: không chỉ cải cách thủ tục mà cắt giảm chi phí tuân thủ; rà soát, loại bỏ ngay các thủ tục hành chính là rào cản, cắt giảm 20% chi phí tuân thủ; xử lý triệt để các phản ánh của người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả các chỉ đạo này, ông Hiếu đề xuất ba gợi ý. Một là tập trung kiểm soát các quy định mới làm gia tăng chi phí.
“Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới. Đó là biện pháp thiết thực nhất”, ông Hiếu nói.
Nếu bắt buộc phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian ổn định sức khoẻ và chuẩn bị phương án tuân thủ. Đồng thời, cần hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ theo đúng địa điểm, nhu cầu, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Hai là nghiên cứu cơ chế nới lỏng có thời hạn đối với một số quy định hiện hành đang cản trở nhu cầu tái cơ cấu hoạt động, sản xuất kinh doanh và bán bớt tài sản của doanh nghiệp để ứng phó với bối cảnh khó khăn hiện nay.
Ba là nghiên cứu cơ chế bền vững để thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nếu chỉ xuất phát đơn lẻ, mang tính thời điểm từ chính các cơ quan ban hành thể chế thì việc cải cách thể chế sẽ khó hiệu quả. Thay vào đó, nhiều nước trên thế giới như Canada, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ… đã thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, được trao thẩm quyền mạnh.
Ông Hiếu cho rằng, với tình hình hiện nay và trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế hiệu quả và bền vững.
Doanh nghiệp ngóng cải cách thể chế trong tiến trình hồi phục
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Trước tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp lý lịch tư pháp gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân về công tác thủ tục hành chính.
Huế nâng cao chất lượng cải cách nhờ công nghệ
Triển khai chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đặc biệt là mô hình “4 không – 1 có” đã góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), dần tạo lập hình ảnh một chính quyền thân thiện.
PCI Bắc Giang: Áp lực cải cách và xóa bỏ các điểm nghẽn
Việc tăng 29 bậc lên xếp ở vị trí á quân trong bảng xếp hạng PCI 2022 đã chứng minh những nỗ lực của tỉnh Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng cũng đồng thời là áp lực để tỉnh tiếp tục duy trì thứ hạng và xoá bỏ các điểm nghẽn, vượt qua chính mình để cải thiện các chỉ số.
Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.
Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành
Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.
Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?
Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI
Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.
Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?
Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?
OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.
'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội
Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng
Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan
Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.