Tiêu điểm
Văn hoá 'quan hệ' có ảnh hưởng đến việc liên kết với các doanh nghiệp FDI?
TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định, mục tiêu cuối cùng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt vẫn luôn là doanh thu, lợi nhuận trong dài hạn. Trong quá trình đó, yếu tố niềm tin vẫn là trên hết.

Hiện nay, đẩy mạnh liên kết ngược (doanh nghiệp trong nước bán đầu vào trung gian cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được đánh giá là một nhiệm vụ quan trọng bởi nó có ý nghĩa về mặt kinh tế hơn rất nhiều so với liên kết xuôi (doanh nghiệp trong nước mua đầu vào trung gian từ doanh nghiệp nước ngoài).
Tuy nhiên, lan toả từ chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước nhờ liên kết ngược vẫn còn yếu, đặc biệt là trong các tiểu ngành công nghệ cao và trung bình. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI).
Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia liên kết ngược với các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là có công nghệ nhưng chưa chắc vào được, đặc biệt kinh doanh ở châu Á lại liên quan đến yếu tố văn hoá, dựa nhiều vào các mối quan hệ.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng mối quan hệ trong liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo lợi thế bởi mục tiêu cuối cùng của cả hai bên vẫn là lợi nhuận trong dài hạn. Như vậy, yếu tố niềm tin luôn được đặt lên hàng đầu.
“Do yếu tố niềm tin nên các doanh nghiệp FDI thường chọn lựa những doanh nghiệp vốn đã nằm trong mạng lưới của họ. Muốn vượt được các doanh nghiệp này và liên kết với các doanh nghiệp FDI thì phải có được lợi thế hơn hẳn”.
Các tập đoàn FDI cũng thường yêu cầu đơn hàng đúng giờ với số lượng lớn và chính xác về kỹ thuật, công nghệ… Nếu chỉ một lý do mà doanh nghiệp Việt không đáp ứng được, họ sẽ sẵn sàng từ chối, đó cũng là rủi ro.
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Vietcombank nhìn nhận, trong vòng ít nhất 5-10 năm tới, doanh nghiệp FDI vẫn sẽ là động lực cùng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm là phải có được các nhà đầu tư nước ngoài tốt, có chất lượng và đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Để làm được điều đó, trước hết cần đặt tiêu chuẩn chặt chẽ trong quá trình xét duyệt đầu tư để loại các doanh nghiệp làm ăn chộp giật, tránh các dự án có tác động xấu đến môi trường.
Muốn thu hút được các doanh nghiệp FDI chất lượng, việc rà soát chính sách FDI là yếu tố cần làm, song phải đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư chất lượng.
Cụ thể, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn; sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư FDI chất lượng cao về hạ tầng cơ sở, logistics; thuận lợi hóa thương mại cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Thắng cho rằng, các doanh nghiệp cũng không thể quá kỳ vọng vào việc sẽ tham gia sâu vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI ngay từ đầu mà phải kiên trì đi từng bước, từ những giai đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất và leo dần lên. Việc này được ông ví von như quá trình đi học tiểu học, lên trung học và sau đó là đại học.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, cần tạo được một hệ sinh thái giảm thiểu rủi ro và tăng lợi ích. Một trong những lý do các doanh nghiệp Việt chưa dám đầu tư vào công nghệ là do nhìn nhận được nhiều rủi ro nhưng lãi không cao.
“Do đó, cần giải quyết được bài toán bong bóng tài sản để nguồn vốn đi vào công nghệ. Hệ sinh thái thụ thuộc nhiều cấu phần, như chủ trương và nguồn lực. Điều này cũng giống như một đơn thuốc sẽ không có tác dụng nếu thiếu đi một loại thuốc”, ông Thắng nhận định.
Việc có được các doanh nghiệp FDI chất lượng vào Việt Nam cũng như thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp trong nước được đánh giá là sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Dù khoảng cách về năng suất lao động trong ngành này tuy đang thu hẹp nhưng vẫn còn lớn giữa Việt Nam và các nước thu nhập trung bình trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia và Malaysia và rất lớn so với các nước công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam thiếu 100.000 nhân sự IT trong năm tới dù trả lương khủng
Việt Nam sắp có thêm chương trình liên kết quốc tế với trường top 400 thế giới
Hôm nay (25/04) Đại học FPT đã chính thức khởi động chương trình liên kết quốc tế với Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đánh dấu bước phát triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa 2 trường đại học nhằm đưa nền giáo dục chất lượng của Úc đến với sinh viên Việt Nam.
VBC ra mắt với sứ mệnh liên kết, hợp tác và lan tỏa các giá trị thương hiệu Việt
Câu lạc bộ Thương hiệu Việt (VBC) chính thức ra mắt hoạt động hôm 17/10 vừa qua với sứ mệnh đồng hành, dẫn dắt, sẻ chia vô vị lợi với các thương hiệu Việt, chung tay gỡ khó, vượt lên vì lợi ích chung của đất nước.
Lợi nhuận VNG giảm gần 60% vì thẻ cào và công ty liên kết
Sau khi báo lãi gần 1.000 tỷ đồng trong năm ngoái, kết quả kinh doanh của VNG xấu đi trong nửa đầu năm 2018 do việc dừng nạp tiền bằng thẻ cào của các nhà mạng và khoản đầu tư vào Tiki tiếp tục lỗ lớn.
Công nghiệp thực phẩm: Liên kết để cất cánh
Trước nhiều hạn chế còn tồn tại trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, lời khuyên của các chuyên gia Nhật Bản là phải xây dựng được chuỗi giá trị thực phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm qua từng khâu sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu thụ.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.