Tiêu điểm
Nền tảng kinh tế số ‘Made in Vietnam’ vì sao chưa nở rộ?
Các nền tảng kinh tế số của Việt Nam nếu không có sự sáng tạo đặc biệt hay tính địa phương cao sẽ không thể chen chân vào thị trường vốn đang bị nắm giữ bởi những nền tảng nước ngoài.
Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain&Company năm 2019 từng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế số tăng trưởng dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia vào năm 2025.
Thời gian qua, sở hữu các nền tảng số hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực tương tự như trên thế giới, Việt Nam chứng kiến không ít những thành công và thất bại.
Dịch vụ ví điện tử Momo tiếp cận hơn 10 triệu người dùng vào năm 2018 và thành công gọi vốn trị giá hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu.
Ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí Zalo với cách thức hoạt động tương tự WhatsApp của Facebook đã chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng.
Tuy vậy, không ít tên tuổi từng được kỳ vọng sẽ bứt phá lại nhanh chóng đi lùi hoặc thậm chí biến mất.
Tại tọa đàm trực tuyến “Xây dựng các nền tảng số riêng của Việt Nam – Ý tưởng và tính khả thi”, các chuyên gia đều đồng ý rằng, những nền tảng Việt xây dựng dựa trên khung của thế giới nếu không có tính sáng tạo đặc biệt hoặc tính địa phương cao, ắt hẳn sẽ không thể tham gia vào thị trường mà những “tay chơi ngoại quốc” đã chiếm vị trí độc tôn.
Đơn giản nếu Facebook, Twitter đã được phát triển thân thiện với người dùng Việt, cùng với sở hữu lượng thông tin khổng lồ từ hàng tỷ người dùng qua nhiều năm, các nền tảng Việt tương tự sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Momo chiếm ưu thế hơn so với các nền tảng nước ngoài như Paypal vì hệ thống ngôn ngữ, giao diện gần gũi với người Việt, khả năng kết nối với nhiều ngân hàng nội địa thông qua hệ thống thẻ tín dụng mà phần đông người Việt sở hữu. Tương tự như vậy, so với WhatsApp, Line, Kakao Talk, Zalo chiếm được ưu thế nhờ thân thiện với người Việt từ ngôn ngữ, giao diện hay phương thức cài đặt.
Theo ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị của UPGen, những nền tảng Việt Nam chưa có nhưng cần thiết vì phục vụ cho sản xuất kinh tế thì cần phải có; còn những nền tảng chỉ phục vụ cho xã hội thì nên dùng các nền tảng hiện tại đã có.
Ông đánh giá tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay đang rất tốt nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) chưa được cổ vũ, tạo điều kiện nhiều. Chính phủ nên đưa ra các chính sách tạo ra các sân chơi công bằng chứ không phải cào bằng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh thích hợp.
Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, cho rằng các startup mới hiện nay có ít sự sáng tạo nên có thể khó cạnh tranh với các nền tảng khác trên thế giới.
Cùng với đó, các startup cần một hạ tầng tạo điều kiện cho việc chịu làm, chịu phát triển và chịu rủi ro khi sáng lập trên các nền tảng.
Các chuyên gia cho rằng, các nền tảng muốn vươn ra ngoài nước, trước hết nên đảm bảo sự sinh tồn tại thị trường thân quen nhất đó là thị trường nội địa, và để cạnh tranh với những nền tảng đã có sẵn với đông người sử dụng, không còn cách nào khác ngoài ra tăng tính khác biệt và tính nội địa hóa.
Bài học dài hạn, nhất quán và có hệ thống từ Trung Quốc
TS. Phạm Sỹ Thành, nguyên Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng sự thành công của kinh tế nền tảng, kinh tế số của Trung Quốc xuất phát từ một số đặc điểm đặc thù của thị trường này.
Quy mô 1,4 tỷ dân Trung Quốc cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thử nghiệm với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp tồn tại khi khoảng không khai thác còn rất khổng lồ.
Trong khi đó tại Việt Nam, một hoạt động khi muốn có đầu tư cần phải có đủ lượng quy mô và khách hàng và không phải thời điểm nào cũng tìm được quy mô khách hàng như vậy. Do đó, những người làm kinh doanh, làm đầu tư nhận thấy ý tưởng không khả thi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng xây dựng và phát triển trên chủ nghĩa bảo hộ - một thực tế đòi hỏi hai năng lực là năng lực mặc cả của chính phủ trong phân chia lại lợi ích của các nhóm lợi ích cũng như năng lực kỹ thuật để xây dựng hệ thống mô phỏng.
“Thế nhưng Việt Nam hiện nay thì không có cả hai điều đó. Chúng ta có thể khả thi về mặt kỹ thuật nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như để một doanh nghiệp trong hệ sinh thái trong nước xuất hiện mà gạt bỏ những doanh nghiệp khác”, ông Thành chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Thành cũng nhấn mạnh sự cạnh tranh thị trường sẽ giúp khẳng định những doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Dù cho cách thức tạo ra lợi thế cạnh tranh ra sao, điều khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như rất nhiều nước khác là Trung Quốc biết rất rõ họ muốn cái gì mà Việt Nam lại chưa có được.
Điều quan trọng cho phát triển kinh tế số là cần những người thực sự hiểu cách thức và tầm quan trọng bởi chỉ khi biết muốn làm gì thì mới tìm ra cách và điều này được Trung Quốc làm một cách dài hạn, nhất quán và có hệ thống.
Chính vì vậy, Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự biết và hiểu rõ về nền tảng đang cần thiết với Việt Nam. Chính phủ phải có các quyết tâm dài hạn nhất quán để doanh nghiệp xác định được họ nên làm gì. Chính phủ khi hoạch định chính sách phải thay đổi tư duy để tạo điều kiện tối ưu hoá các nguồn lực vật lý một cách hiệu quả nhất, ông Thành khuyến nghị.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Giang cho rằng nếu Nhà nước đưa ra được các chính sách dài hạn thích hợp như Singapore giúp đỡ các startup thì những doanh nghiệp này có thể thực sự thành công.
Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.